ClockThứ Năm, 08/06/2017 14:50

Cơ hội “trưng tập” và trao truyền

TTH - Những năm gần đây, tại Huế xuất hiện nhiều cuộc triển lãm về cổ vật, từ đồ gốm sứ, tranh ảnh, y phục cho đến các đồ mỹ nghệ...

Các cuộc triển lãm này thu hút sự quan tâm ngày mỗi nhiều của công chúng cũng như giới thưởng ngoạn. Cũng dễ hiểu thôi, bởi đâu dễ gì có dịp để được thấy tận mắt các báu vật mà đôi lúc chỉ được nghe tả, nghe kể qua các câu chuyện, qua sách báo. Ở một góc độ khác, nó cũng ít nhiều như cái "hàn thử biểu", cho thấy đời sống vật chất đang ngày mỗi dễ chịu, nhu cầu đời sống tinh thần và trình độ thưởng ngoạn cũng đang ngày mỗi cao thêm.

Trong số những người lui tới với các cuộc triển lãm như vậy, một người bạn vong niên của tôi là chuyên gia trong ngành mộc mỹ nghệ có lẽ là người siêng nhất. Ông đến không chỉ vì sự mến yêu, trân quý và để thỏa niềm đam mê của mình, mà còn vì một mục đích khác cao hơn: sưu tập và phục chế lại các mẫu mộc mỹ nghệ vốn đã lưu lạc và đang có nguy cơ thất truyền của Huế, của Việt Nam.

Như cuộc triển lãm trưng bày cổ vật "Gấm vóc vàng son thời Nguyễn" tổ chức tại Festival nghề truyền thống Huế mới đây, ngoài bộ sưu tập các bức tranh, trướng liễn thêu thủ công quý hiếm, người tham quan còn có dịp được tận thấy những cổ vật bằng gỗ chạm khắc, sơn son thếp vàng cực kỳ tinh xảo và quý giá được "vân tập" từ Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh: Bức trấn phong chạm cẩn tích Hai Bà Trưng đánh giặc; ngai vàng thời Khải Định; tráp, cơi trầu thế kỷ 20; bình phong có khung là gỗ chạm khắc kết hợp với tranh thêu trên lụa; tráp xông trầm chạm lọng; tủ ba vi chạm và cẩn xà cừ... Ông đã không bỏ qua dịp may này để ghi lại các mẫu vật.

Nhiều lần trò chuyện, ông trải lòng, cha ông ta xưa kia có rất nhiều vật dụng dùng trong sinh hoạt thường nhật hoặc để trưng bày, thờ phụng hết sức tinh xảo. Thời gian và nhiều biến động đã làm cho các hiện vật hoặc là bị hủy hoại, hư hỏng, hoặc là bị cướp bóc, mua bán nên thất tán rất nhiều. Rất nhiều mẫu vật đẹp, nay có khi chỉ còn nghe nói. Cứ đà này, không khéo đến một lúc nào đó sẽ mất cả. Nghĩ vậy nên hễ có cơ hội là ông xin chụp lại mẫu vật, từ kiểu dáng cho đến chi tiết hoa văn... Sau đó tìm cách thiết kế, chế tác lại. Một vài mẫu vật đã được ông cho "ra lò". Đồ mới, nhưng kiểu thức, thần thái và sức hút không kém đồ xưa. Nhiều người xem đã không ngớt trầm trồ khen ngợi. Cứ dần dà như vậy, tủ, bàn, ngai, sập, bình phong, liên ba... theo kiểu thức ngày xưa cha ông ta chế tác đã có cơ hội "trưng tập" và trao truyền. Việc làm của ông vì thế, trong góc độ nào đó, rất cần được trân trọng và ghi nhận.

HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án
Return to top