ClockThứ Bảy, 27/07/2019 12:46
TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TRONG CHIẾN LƯỢC CHÂU Á CỦA MỸ:

Cơ hội và thách thức

TTH - Trong vòng tiếp theo của Hội nghị thượng đỉnh châu Á diễn ra vào cuối tháng này tại Bangkok (Thái Lan), một trong những lĩnh vực quan trọng thu hút sự chú ý sẽ là cách tiếp cận của Mỹ với tiểu vùng Mekong - một cách viết tắt cho 5 nước ở Đông Nam Á có sông MeKong, một trong những con sông dài nhất và lớn nhất thế giới, chảy qua.

Đức, EU thúc đẩy dự án hợp tác ở hạ lưu sông MekongADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Hoàng hôn trên sông Mekong. Ảnh: Flickr/WIL

Mối quan tâm của Mỹ với tiểu vùng này đã có từ lâu, và việc xem xét vai trò của tiểu vùng sẽ rất quan trọng trong bối cảnh chính sách của Mỹ ngày càng phát triển rộng lớn, bao gồm cả sự cạnh tranh Mỹ- Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Trọng tâm trong chiến lược châu Á của Mỹ

Theo The Diplomat, ý nghĩa của tiểu vùng sông Mekong đã được công nhận từ lâu trong chính sách của Mỹ. Sông MeKong chảy qua Trung Quốc (nơi nó còn được gọi là Lan Thương) và vào các quốc gia Đông Nam Á lục địa bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - là nguồn tài nguyên quan trọng cung cấp thực phẩm, nước, và hệ thống giao thông vận tải cho hơn 60 triệu người trong khu vực.

Tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong chiến lược châu Á của Mỹ chỉ mới tăng lên trong những năm gần đây, giữa bối cảnh các nước ở tiểu vùng này đang củng cố và phát triển nền kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức về quản trị và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, song song với một loạt các thách thức khác, bao gồm những áp lực liên quan đến phát triển, nhân khẩu học hay biến đổi khí hậu...

Nhiều chuyên gia cho rằng, đến thời điểm hiện tại, Mekong vẫn là trọng tâm trong chiến lược châu Á của Mỹ. Thật vậy, trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương (FOIP) tự do và cởi mở, chính quyền Tổng thống Trump nói rõ rằng tiểu vùng Mekong là nơi các nguyên tắc tự do và cởi mở được cho là thách thức lớn nhất. Khu vực này cũng thể hiện rõ nhất mối liên kết giữa ba trụ cột của FOIP về an ninh, kinh tế và quản trị mà giới chức Mỹ đã vạch ra do tồn tại những thách thức đa dạng, xuyên biên giới. Ngoài ra, tương lai của tiểu vùng MeKong cũng chạm đến các mục tiêu rộng lớn khác của Mỹ, bao gồm thúc đẩy các liên minh và quan hệ đối tác, tăng cường sự thống nhất ASEAN, củng cố sự tham gia kinh tế của Mỹ và quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama tham gia Sáng kiến ​​Hạ lưu sông MeKong (LMI) - một chương trình đối tác đa quốc gia do Mỹ khởi xướng năm 2009 với nỗ lực thúc đẩy hợp tác tiểu vùng và xây dựng năng lực ở các quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù dưới thời chính quyền hiện tại của Tổng thống Donald Trump, sự tập trung vào LMI ít được truyền thông chú ý và vẫn chưa nhận ra tiềm năng đầy đủ của nó, nhưng sáng kiến ​​này vẫn được duy trì, cùng với những nỗ lực liên quan khác trong chiến lược FOIP, bao gồm các nỗ lực cơ sở hạ tầng mới và các công việc đang tiếp diễn được thực hiện bởi các đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ như Nhật Bản và Singapore.

Thách thức

Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức, trong đó phải xét đến việc khu vực này đã thay đổi như thế nào trong thập kỷ qua kể từ khi LMI lần đầu tiên xuất hiện, liệu đó có phải là vấn đề hạn chế triển vọng tham gia vào tiểu vùng sông Mekong của Mỹ? Ngoài ra còn có các thách thức khác liên quan đến chính sách của Mỹ, khi có thể là rất khó khăn trong việc kết hợp các nguồn lực để giải quyết một loạt các vấn đề, bao gồm môi trường, năng lượng, y tế, nước, nông nghiệp, quản trị, biến đổi khí hậu, kết nối và trao quyền cho phụ nữ, nhằm làm sáng tỏ cách tiếp cận của chính Washington đối với khu vực này.

Chắc chắn, những thách thức này sẽ có thể vượt qua, bởi bản thân các nước Đông Nam Á đều đang nỗ lực cho giải pháp của mình. Và nếu Mỹ sử dụng tất cả các nguồn lực có thể, bao gồm tận dụng triệt để sức mạnh của các tổ chức phi chính phủ như các trường đại học và công ty, thì Mỹ sẽ mang đến khả năng “gần như vô song” trong việc giúp đỡ các quốc gia này cũng như thúc đẩy lợi ích của chính Washington trong khu vực Đông Nam Á và nói rộng ra là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ The Diplomat & Shouteastasia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án
Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đang dần phục hồi đơn hàng và mở rộng phát triển sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
1/5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Một báo cáo mới của các nhóm bảo tồn vừa công bố hôm nay (4/3) cho biết sự phát triển không bền vững đang đe dọa sức khỏe và sự đa dạng của quần thể cá ở sông Mekong, với 1/5 loài cá trên huyết mạch chính của Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

1 5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Return to top