ClockThứ Tư, 14/11/2018 09:06

Có “liên minh đen” giữa người có tiền và người có quyền

Phòng chống tham nhũng phải phá được liên minh “đen” giữa người có quyền và kẻ có tiền.

Tuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPPTỏa rộng, thấm sâuCử tri mong đợi quy định pháp lý tối ưu về xử lý tài sản, thu nhập bất minh

Không nôn nóng, ảo tượng diệt ngay được tham nhũng

Thảo luận về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo tham nhũng là giặc nội xâm, Đảng ta gọi là nguy cơ đối với một đảng cầm quyền, là thách thức, đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ, tồn vong của quốc gia dân tộc, là những lực cản nặng nề nhất cho sự phát triển, làm tổn hại đến thanh danh của Đảng, làm suy yếu niềm tin của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến. Ảnh: Quochoi.vn

Có thể nói những năm qua công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực, rõ nét với nhiều kết quả nổi bật. Thể chế, chính sách phòng, chống tham nhũng được hoàn thiện, công khai, minh bạch. Ủy ban Kiểm tra Trung ương thanh tra, kiểm toán, báo chí, người dân đã vào cuộc một cách tích cực. Công tác giám sát, xử lý rất nghiêm minh, quyết liệt các hành vi vi phạm.

“Không còn tình trạng giơ cao đánh khẽ mà giơ cao đánh trúng. Không còn có chuyện bao che cho nhau, né tránh, sợ “rút dây động rừng”, tạo được niềm tin cho người dân, ngăn chặn được điểm nóng trong tham nhũng” – ông Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh, song cho rằng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng tinh vi.

Theo đại biểu, thực tế, tham nhũng còn có ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội, từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao. Nghiêm trọng hơn là tham nhũng còn xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Đề cập đến giải pháp để hạn chế tình trạng trên, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương lưu ý, tham nhũng là một phạm trù lịch sử, một hiểm họa của nhiều nước trên thế giới. Do đó, chỉ có thể ngăn chặn, đẩy lùi, hạn chế, làm giảm thiểu lây lan, tác hại nhưng không thể xóa bỏ hoàn toàn, tiêu diệt tận gốc. Vì thế, không thể nôn nóng, ảo tưởng, muốn diệt hết ngay tham nhũng trong một thời gian ngắn.

Theo đại biểu, nhận thức được điều đó để cho phép có tầm nhìn biện chứng, bình tĩnh, sáng suốt, kiên quyết lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng một cách có phương pháp, có trí tuệ, không vì sự lây lan của nạn tham nhũng mà phủ nhận cục diện tốt đẹp đầy triển vọng của đất nước ta hiện nay.

Vị đại biểu đoàn Ninh Bình cũng cho rằng, cần phải nhận thấy rằng tham nhũng đang trà trộn, ẩn nấp trong hàng ngũ đảng viên là thiểu số. Cơ thể của Đảng ta vẫn là khỏe mạnh, đại bộ phận cán bộ đảng viên vẫn trung thành với Đảng, hết lòng tận tâm với nước, tận tụy, tận lực với dân, vì dân và tích cực phòng, chống tham nhũng.

Cũng theo ông Phương, cần khẩn trương triển khai các chủ trương của Đảng theo hướng thực hiện quy định nêu gương, nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộn, đảng viên để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về tham nhũng.

“Một cán bộ lão thành tuổi đã cao, nhiều lần đến gặp tôi và kiến nghị là chống tham nhũng chỉ cần chọn nêu gương người đứng đầu gương mẫu, liêm khiết thì cả bộ máy liêm khiết. Người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm cam kết không tham nhũng, không để vợ, con, bố mẹ, anh, chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình để trục lợi, làm ăn bất chính” – ông Nguyễn Văn Phương nói.

“Có “liên minh” giữa người có tiền với người có quyền”

Đại biểu Mai Sỹ Diến – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá thì cho rằng, đã có sự ngăn chặn rõ hơn việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sự sơ hở của cơ chế chính sách để làm trái, vụ lợi, phục vụ đời sống riêng tư. Tuy nhiên, xét ở tâm trạng, dư luận, thái độ và cả những phản ứng phê phán của nhân dân đối với cán bộ, công chức thì so với thời gian trước, tuy hình thức nhũng nhiễu một cách công khai, trắng trợn đã có chuyển biến giảm ở một số lĩnh vực nhưng chưa thực sự làm hài lòng doanh nghiệp, người dân.

Theo đại biểu, kinh phí không chính thức vẫn tồn tại như một thứ luật ngầm ai cũng hiểu. Muốn được việc thì doanh nghiệp, người dân vẫn phải “bôi trơn” cùng với sự ấm ức và khó chịu.

“Tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, sàng lọc đội ngũ cán bộ, xử lý nghiêm những vi phạm của các công chức, cán bộ vi phạm; nâng cao chất lượng thanh, kiểm tra để kết luận rõ những cán bộ, công chức có biểu hiện vi phạm. Việc xử lý mạnh tay cũng sẽ không sợ không còn cán bộ để làm việc” – ông Mai Sỹ Diến nêu quan điểm.

Vị đại biểu đoàn Thanh Hoá cũng phản ánh hiện nay có một số cán bộ công chức có biểu hiện quan hệ phức tạp với nhiều cá nhân trong tổ chức cũng như ngoài xã hội, đã có “liên minh” giữa những người có tiền với người có quyền; thậm chí tiền, quyền với xã hội đen hoạt động với phương châm giấu kín, khép mình, nhằm lẩn tránh dư luận xã hội, sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, hình thành ê kíp “tâm đầu ý hợp” để chia sẻ việc công, tư liên quan đến lĩnh vực phụ trách nhằm trục lợi.

“Họ có nhiều tài sản lớn đứng tên người thân và có cuộc sống vương giả, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự lãnh đạo, uy tín của tổ chức, cá nhân lãnh đạo của đơn vị. Một loạt các vụ án đã và đang xét xử có liên quan đến cán bộ, công chức quản lý nhà nước đã minh chứng cho điều đó” – ông Mai Sỹ Diến nói.

Nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng trong cán bộ, công chức, nhất là trong cán bộ lãnh đạo quản lý ở các vị trí tiềm ẩn tham nhũng, vi phạm pháp luật, đại biểu Diến đề nghị các bộ, ngành chức năng xây dựng kế hoạch nhận diện rõ hơn các mối quan hệ bất thường nêu trên nhằm điều tra, thanh tra, kiểm tra để kết luận, xử lý, ngăn chặn, giáo dục, răn đe hiệu quả hơn những quan hệ không trong sáng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

Sáng 29/2, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia trong và ngoài nước.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch
Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Quốc hội thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Sáng 15/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự phiên khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận Luật Đất đai sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi
Return to top