ClockThứ Bảy, 02/11/2019 12:55

Có một mùa đông buồn xứ Huế

TTH - Lấy cảm hứng từ trận đại hồng thủy ở Huế mùa đông năm 1999, Duy Từ đã dốc tâm sức trong một thời gian ngắn (dồn nén và thôi thúc) để hoàn thành, và kịp gửi đến bạn đọc trường ca đầu tay “Huế mùa đông năm 1999”.

Ma Nê hồi sinh sau lũ

Bìa cuốn sách “Huế mùa đông 1999”

Trường ca là câu chuyện của người cha kể lại cho con gái mình sau 20 năm trận lụt lịch sử ở Huế mùa đông 1999, được chia làm 5 khúc (không có tiêu đề) và vỹ thanh, gồm 520 câu (được viết theo thể thơ tự do, đôi chỗ xen lục bát). Lúc bấy giờ con gái anh mới lên 6 tuổi, mẹ đi học xa, hai cha con ở trong căn phòng nhỏ của một khu tập thể gần bờ Nam sông Hương, đang trò chuyện về những giấc mơ đẹp trong cổ tích… thì bất ngờ trời mưa như trút nước, và lụt ập đến; thế là, đành phải rời bỏ căn phòng còn ấm nồng kỷ niệm và đầy ắp ước mơ, để nhanh chân chạy lụt (khúc I).

Từ khúc II đến khúc V là miêu tả diễn biến của trận lụt từ Nam Đông, A Lưới, các huyện, và thành phố Huế (từ ngã ba Tuần về Thuận An). Vỹ thanh là nhắn gửi của người cha với con gái mình về nỗi ám ảnh buồn đau trước những thiệt hại, mất mát lớn về người và của cải do trận lụt gây ra, để con ghi nhớ không quên, sống và làm nhiều việc có ích cho cộng đồng, với Huế.

Hồi tưởng và liên tưởng là bút pháp chủ đạo xuyên suốt trường ca. Dường như tác giả đã sử dụng tối đa “kho tri thức” của mình đã tích lũy được trong việc miêu tả, đối chiếu, so sánh, cập nhật thông tin, số liệu như: lượng mưa, mực nước, những tấm gương hy sinh cứu người trong lũ dữ, những sẻ chia của đồng bào cả nước..., đậm nét là cách dùng từ láy lại, điệp từ, như: Bao la, lung linh, chập chùng, mênh mông, cheo leo, chơi vơi, chới với… khá mới và phù hợp với ngữ cảnh, tạo ấn tượng nhất định với người đọc.

Có cả những từ lạ như “nước tặc”, câu thơ lạ như “bóng tùng trăm năm đỗ/Ngô đồng trẻ trung đã ngã/Từ đây bơ vơ mảnh trăng thiên cổ”, và giọng văn tế “Ôi thôi/cổng trường/cạnh giảng đường/trên những gò làng đẫm nước tang thương”… có thể coi đó như là tín hiệu mới và lạ của trường ca...

Trường ca đầu tay là sự thể nghiệm của một người đam mê, luôn trăn trở đi tìm điều mới lạ cho thơ, nên cái được và chưa được, âu là lẽ thường tình. Vấn đề ở đây là Duy Từ đã làm được điều mà chưa hẳn những người làm thơ khác làm được, đó là: dựng lại bức tranh toàn cảnh bằng thơ khá sống động và chân thực về một mùa đông buồn xứ Huế 1999; phần nào làm sống lại ký ức của những người đã từng chứng kiến trận đại hồng thủy lịch sử; qua đó gợi mở với những người trẻ tuổi hôm nay hình dung và thấm được sự kiện đau buồn ấy, để biết quý trọng những gì đang có, sống hòa thuận với môi trường thiên nhiên, chung tay góp sức làm cho Huế ngày một sáng đẹp hơn, là nơi dễ sống và đáng sống hơn. Ngần ấy, cũng đủ để ghi nhận nỗ lực của Nguyễn Duy Từ với trường ca Huế mùa đông 1999.

Bài, ảnh: LÊ VIẾT XUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách “Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển” (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: “Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển” (năm 2020) và “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” (năm 2019).

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế
Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng: Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học: Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Return to top