ClockThứ Hai, 08/07/2019 14:29

Cơ sở cai nghiện chật hẹp, không bác sĩ

TTH - Trong khi số người nghiện đang có xu hướng gia tăng thì cơ sở vật chất của khu cai nghiện thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chật hẹp, chưa đáp ứng các nhu cầu cần thiết.

Khó kiểm soát, người nghiện ma túy gia tăngNgười nghiện tăng vì cai nghiện chưa hiệu quảCông điện tăng cường công tác quản lý, cai nghiện

Học viên cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh học làm hương

Chưa có nơi để tiếp nhận đối tượng nữ

Cuối năm ngoái, chúng tôi có dịp đến công tác tại cơ sở cai nghiện ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Lúc ấy, trung tâm có 11 học viên cai nghiện, hầu hết các đối tượng đều đã cắt cơn, ổn định và tham gia lao động trị liệu, học nghề.

N.M, một học viên cai nghiện tự nguyện đến từ Phú Lộc chia sẻ: “Trong điều kiện có thể, trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cai nghiện. Tuy nhiên, chúng tôi cần không gian rộng rãi hơn, được tham gia nhiều hoạt động thể thao, giải trí để cai nghiện tốt hơn”.

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện đã thực hiện nhiệm vụ trung tâm đa chức năng, vừa cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, vừa tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định. Trung tâm hiện đang quản lý 9 học viên, vì cơ sở vật chất chật hẹp nên các đối tượng cai nghiện tự nguyện, bắt buộc và không nơi cư trú đều ở chung với nhau.

Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho hay: “Theo quy định, các đối tượng cai nghiện đều có nơi ở riêng nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất quá chật chội hiện nay, trung tâm chưa thể tách riêng. Một số đối tượng nghiện là nữ đến đăng ký nhưng vì không có khu riêng nên trung tâm không thể tiếp nhận. Diện tích chật hẹp, không có khu vực lao động sản xuất, cũng không có không gian tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao, lao động trị liệu nên hiệu quả cai nghiện chưa cao”.

Điều bất cập nữa là hơn 30 năm qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội không có bác sĩ. Thế nên, việc đảm bảo điều trị cắt cơn nghiện và xây dựng phác đồ điều trị cho người nghiện gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ y tế và lực lượng bảo vệ làm công tác cai nghiện ở trung tâm còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản.

Cần sớm được đầu tư

Nhằm đảm bảo thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã hoàn thiện tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, trình HĐND tỉnh ban hành tại kỳ họp thứ 8.

Theo đó, ngoài chế độ hỗ trợ từ ngân sách địa phương (70% định mức tiền ăn hàng tháng và tiền ăn thêm ngày lễ, Tết, khi bị ốm, các chi phí sinh hoạt cá nhân, như: chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt), các khoản đóng góp và mức đóng góp của người cai nghiện ma túy tự nguyện như sau: đóng góp 30% định mức tiền ăn hàng tháng, tiền ăn thêm ngày lễ, Tết, khi bị ốm; 30% các chi phí sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra còn có chi phí xét nghiệm, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, học văn hóa, học nghề, điện nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở vật chất…

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết: “Trên địa bàn tỉnh chưa có quy định riêng về mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện, do đó, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết trên là rất cần thiết, nhằm triển khai kịp thời các quy định của Thông tư 124/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính; đảm bảo kinh phí phục vụ cho công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này. Các quy định của Nghị quyết được xây dựng bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện đúng quy định tại Thông tư 124/2018/TT-BTC và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương”.

Cơ sở cai nghiện ma túy cũng cần được cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác cai nghiện bắt buộc và tự nguyện. Ngoài chuyển đổi cơ sở hiện nay thành khu cai nghiện tự nguyện; đầu tư sửa chữa, xây dựng mới hệ thống phòng ốc ở khu cai nghiện bắt buộc hiện có, cần đầu tư xây dựng thêm các hạng mục khu lao động trị liệu, lao động sản xuất; khu đào tạo nghề, dạy văn hóa; khu vui chơi thể dục thể thao và các phòng chức năng... bảo đảm về cơ sở vật chất, chế độ điều trị, lao động trị liệu, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy. Hiện nay, UBND tỉnh đã có chủ trương đồng ý mở rộng diện tích trung tâm.

Việc sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở cai nghiện cũng cần được tính đến. Đặc biệt là việc tăng cường đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng làm công tác bảo vệ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xác định tình trạng nghiện; cắt cơn, giải độc, xây dựng phác đồ điều trị nghiện ông Bình đề xuất: “Đề nghị Sở Y tế quan tâm cùng với Sở LĐTBXH sớm thống nhất cơ chế biệt phái bác sĩ lên trung tâm làm việc để thực hiện hiệu quả công tác cắt cơn, điều trị cho đối tượng học viên nghiện”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Marketing thuê ngoài - Xu hướng "không văn phòng" cho DN SME

Thị trường ngày càng biến động, xu hướng marketing liên tục thay đổi, doanh nghiệp SME phải đối mặt rất nhiều khó khăn thách thức trong tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu, gia tăng doanh số. Giữa thời buổi khủng hoảng kinh tế, phòng marketing thuê ngoài nổi lên như một giải pháp tối ưu - xu hướng “ không văn phòng” mở ra chiến lược kinh doanh mới cho nhiều doanh nghiệp SM không cần xây dựng đội ngũ nhân viên bên trong.

Marketing thuê ngoài - Xu hướng không văn phòng cho DN SME
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top