ClockThứ Bảy, 30/03/2019 10:45

Coi chừng đất “lạnh”

TTH - Giá đất ở Huế đang nóng lên trên mọi phân khúc. Các khu quy hoạch gần các trung tâm hành chính, hoặc đã có quy hoạch vài phân khu chức năng như trường học, bệnh viện, đường sắp mở… thì giá lên “ào ào”.

“Sốt” đất sẽ không kéo dài

Khách hàng tìm hiểu thông tin bất động sản (Ảnh minh họa). Ảnh: HOÀNG HẢI

Khi giá lên đã hút vào đây rất nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhóm người đầu tư lướt sóng. Cứ đi la cà các quán cà phê, quán nhậu, không khó bắt gặp những câu chuyện: mình vừa mới mua miếng này miếng kia, chưa kịp sang tên, chuyển ngay qua bên thứ ba đã đút túi vài chục, vài trăm (triệu) đồng.

Thị trường bất động sản Huế đang sôi động.

Nó bắt đầu sôi động từ những khu quy hoạch như trên đã nói. Nhưng những nơi này giá khá “chát”, lên từ mười mấy đến vài chục triệu đồng một mét vuông. Ở đây chỉ có những người giàu có mới tham gia được hoặc ai nhanh nhạy thì hùn vốn lại tham gia phân khúc này.

Từ phân khúc “cao cấp” lên giá đã đẩy giá đất ở vùng ven, trong hẻm, trong kiệt, các khu chung cư, khu nhà liền kề tăng theo. Đất ở vùng Thủy Xuân (TP. Huế) qua nhiều đường ngoằn ngoèo, chỉ có 70% đất thổ cư đã đội lên đến bốn năm triệu đồng/m2. Vùng Thủy Vân (TX. Hương Thủy), Phú Thượng, Phú Mỹ (huyện Phú Vang…  nhiều nơi giá đất tăng đột biến. Có một đặc điểm nữa là những nhà kinh doanh bất động sản đã mua những mảnh đất rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng rồi phân lô nhỏ, thậm chí 60-80m2. Dạng đất này phù hợp với những người trẻ tuổi, ít tiền, chỉ cần một hai trăm triệu đồng rồi vay thêm ngân hàng trả dần cũng kích thích nguồn cung.

Giá đất tăng tức là phía cầu tăng. Cầu ở đây là có thật, bất chấp là dạng đầu tư theo kiểu bỏ ống, đầu cơ hay lướt sóng? Nguồn tiền ở đâu mà rót vào thị trường bất động sản nhiều như vậy? Chắc chắn có một nguồn tiền là từ tiết kiệm trong dân. Sau một thời gian dài thị trường bất động sản yên ắng, họ giữ tiền dưới nhiều dạng, trong đó có gửi tiết kiệm. Nay bất động sản sôi động, thấy kênh này đầu tư có lợi hơn nên người dân rút tiền ra và đầu tư vào đây.

Có vẻ như có một nguồn vốn ngoài Huế từ những nhà đầu tư “kỳ vọng”. Kinh tế Thừa Thiên Huế bắt đầu khởi sắc hơn. Du lịch phát triển hơn. Nhiều nhà đầu tư lớn thực hiện những dự án đầu tư vào Huế hơn, những nhà đầu tư này kỳ vọng thị trường bất động sản Huế sẽ đưa lại nhiều lợi nhuận. Họ là một tác nhân dẫn dắt thị trường đi lên.

Có một nguồn vốn khác là từ nguồn vốn vay ngân hàng. Trước đây nguồn vốn ngân hàng cho phép đầu tư vào bất động sản chỉ chiếm 20% tổng dư nợ, mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã "siết" song đây cũng là một trong những nguồn vốn không nhỏ hỗ trợ cho thị trường.

Khi thị trường đang nóng lên, đặc biệt là quá nóng, thì cũng là lúc nó phát ra tín hiệu cho mọi người cảnh giác. Mọi thị trường bao giờ cũng có lúc "nóng" lúc "lạnh", lúc “ấm”. Thị trường bất động sản khi nóng lên đã hút một lượng vốn khổng lồ vào, cho nên những người “tỉnh táo” bao giờ cũng theo dõi sát diễn biến thị trường và luôn luôn cảnh giác lúc đang nóng. Nhưng không phải ai cũng may mắn nhận biết rõ điều này. Bởi đỉnh của giá cả là điều không biết trước được. Tâm lý thị trường, ở đây là thị trường bất động sản thường là thế này: Khi nóng, tức là khả năng giao dịch thành công lớn, lợi nhuận khá cao nên thu hút nhiều người tham gia (tức là mua vào). Nhưng một khi có dấu hiệu "lạnh", thì người ta sẽ tập trung bán ra. Có thể dẫn đến một cuộc “tháo chạy” dẫn đến thị trường đi xuống và "đóng băng". Những cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản trước đây đã làm cho những người không “rút chân ra kịp” đã rơi vào tình cảnh khó khăn và không ít trường hợp vỡ nợ, ngay cả những người kinh doanh chuyên nghiệp.

Có những dấu hiệu cho thấy, nhu cầu thật sự mua bất động sản để làm nhà ở không phải là nhiều. Nói như thế bởi có nhiều khu quy hoạch, trải qua hàng chục năm trời vẫn chưa lấp đầy kiến trúc. Khả năng đầu tư “bỏ ống”, đầu cơ, đầu tư lướt sóng là nhiều. Cho nên, những người tham gia thị trường này phải nên hết sức thận trọng. Ngân hàng cũng phải thận trọng khi thẩm định cho vay...

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ lập mức kỷ lục mới

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ vừa đạt đỉnh mới trong quý đầu tiên của năm nay, trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục phát triển đối với các hình thức làm việc kết hợp giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng.

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ lập mức kỷ lục mới
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
IMF: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu

Trong cuộc họp mới của chính phủ Trung Quốc về Công tác Kinh tế Trung ương, các nhà lãnh đạo nước này đã đưa ra những ưu tiên cho công tác kinh tế của đất nước vào năm 2024. Tại đây, nền kinh tế Trung Quốc được ghi nhận đã có sự phục hồi, với những tiến bộ vững chắc đạt được trong phát triển chất lượng cao vào năm 2023.

IMF Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu
Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn

Kết quả từ một cuộc thăm dò của Hãng Thông tấn Reuters cho thấy, giá bất động sản toàn cầu ở hầu hết các thị trường lớn sẽ tăng trong 2 năm tới, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với mức đã được dự báo cách đây 3 tháng, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung thắt chặt.

Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn
Return to top