ClockThứ Sáu, 21/10/2016 13:51

Cội nguồn bình yên

TTH - “Huế là nơi giữ gìn tốt nhất nền tảng cơ bản của một đời sống đạo đức…”

Hồ Tây sáng cuối thu, bảng lảng sương sớm, mặt trời cũng lên chậm, người đi như thực như mơ. Câu chuyện với người thầy đáng kính, nhà ở Thụy Khuê (Hà Nội), lại lấp đầy tâm trí tôi: “Bạn phải tự hào về Huế của bạn. Tôi vừa có một chuyến công tác xuyên Việt tìm hiểu về đời sống tâm linh của người Việt. Huế là điểm để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc khi là nơi giữ gìn tốt nhất nền tảng cơ bản của một đời sống đạo đức”.

Để có được cuộc sống an nhiên như số đông người Huế không là điều đơn giản. Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Nền tảng cơ bản đó - theo thầy tôi - là nếp nhà. Nếp nhà ấy không chỉ là sự dạy dỗ từ nhiều thế hệ trong gia đình để trở thành truyền thống mà còn là những thói quen, những quan niệm sống dần trở thành giá trị. Ví như người Huế yêu sách, xem sách là gia sản. Đời ông mê sách, đời cha cũng mê sách và đến đời con cũng thế, nên Huế có nhiều gia đình có những tủ sách hàng vạn quyển. Giá sách, tủ sách là thứ thường bắt gặp nhất trong các ngôi nhà ở Huế.

Và, việc gọi Huế thơ như đã trở thành mặc định khi ai đó nhắc đến một thuộc tính đẹp của Huế. Không chỉ vì cảnh Huế đẹp như mơ, nên thơ, mà còn vì chất thơ trong tâm hồn của người Huế. “Vắng khách đôi khi về chở gió/Không tiền, không bạc vẫn cười vang”. Vâng, đó là thơ của một người đạp xích lô ở Huế. Chính núi sông hào sảng đã nuôi dưỡng người Huế có những nụ cười “chấp nhận thực tại” như thế, an nhiên trước mọi sự...

Khi cuộc sống là những chuyển động không ngừng thì để có được sự an nhiên, bình tâm là điều không đơn giản. Bây giờ thế giới đã chuyển đổi nhiều phương thức đo lường hạnh phúc. Tiền bạc, sự giàu có không còn là thước đo đầy “uy lực và áp đảo” về hạnh phúc, thay vào đó là những chỉ số về sự bình yên, sự hài lòng và niềm vui. Huế là nơi hiện có và đang gìn giữ những không gian sống ý nghĩa. Triền cỏ xanh mướt dọc hai bờ sông Hương, công viên, những con phố mang vẻ đẹp xưa cũ, con người hiền hòa và thân thiện, giọng nói nhu mì, những làng nghề còn lưu  giữ nét tinh hoa hàng mấy trăm năm, rồi hàng trăm ngôi chùa, nhiều nhà thờ, tiếng chuông sớm chiều vang trong không gian, lan tỏa, nhắc nhở những điều thiện lành… Tất cả đều là những giá trị sống đích thực.

Huế đang giữ gìn những không gian sống ý nghĩa. Ảnh: Hạnh Dung

Cuối cùng thì thế giới cũng thừa nhận chỉ số đo lường hạnh phúc là căn cứ vào nụ cười và sự an nhiên chứ không phải là những tiến bộ vượt bậc của nền văn minh vật chất. Thế giới đã chịu quá nhiều mất mát trong quá trình phát triển và chạy theo những tham vọng. Huế là một thành phố nhỏ nhưng lịch sử đã trao cho Huế một vị thế lớn. Vị thế ấy không phải chỉ được đo lường bằng kinh tế mà còn là sức chống đỡ trước những đợt “tàn phá” ác liệt của “cơn bão” thị trường, của những văn hóa nhập cư trong thế giới phẳng, ào ạt, nhanh chóng mà chưa có “kiểm định chất lượng”.

Hàng ngày chúng ta có thể gặp hàng trăm, hàng ngàn khuôn mặt trên khắp mọi miền đất nước: nghèo khổ, giàu sang, thân thiện, gian ác… có thể chúng ta sẽ day dứt trước những khổ đau nhưng cuối cùng điều mà chúng ta phải cảm ơn là những nụ cười. Chính những nụ cười là cứu cánh của xã hội, thể hiện sự an lạc và lan tỏa sự bình an đến mọi người.

Trào lưu mỗi thành phố có một slogan xuất hiện khi du lịch phát triển - nói thực đó là một câu quảng cáo. Bây giờ nếu tất cả các lĩnh vực mà tách ra khỏi văn hóa thì không thể tồn tại lâu dài. Đặc sản địa phương, kiến trúc, thiên nhiên… mỗi nơi một vẻ, chúng ta có thể lấy cái hiện có và rất giàu, được mọi người thừa nhận mà nhiều nơi đang hiếm, đang thiếu và đang mất dần đi làm slogan cho Huế được chăng, ví như “Huế - thành phố của những nụ cười”. Hay, ai cũng khen Huế bình yên, bình yên trong từng nếp nhà, trong từng con phố, trong mỗi diện tích của thành phố này với slogan “Huế - thành phố yên bình”…

“Cội nguồn bình yên, suy cho cùng cũng chính là cái tâm của con người. Người Huế may mắn có núi sông ấy, thiên nhiên ấy nuôi dưỡng tâm hồn nên Huế bình yên, người Huế bình yên và đó là vùng đất của sự bình yên…”, Thầy tôi cứ nhắc đi nhắc lại hai chữ “bình yên”- và tôi, chỉ muốn nói hai từ “cảm ơn” đến mảnh đất - nơi tôi được sinh ra và tự hào là người dân Huế.

XUÂN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 45 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2024)
Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên

Cách đây 45 năm, quân và dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhắc lại cuộc chiến là cách tri ân những thế hệ cha anh đã đổ xương máu để biên cương bình yên và cũng là thêm một lần nhắc nhớ về một Việt Nam có chủ quyền và luôn hướng tới một tương lai hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển.

Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên
Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

Dù thời tiết trời mưa phùn và lạnh nhưng rất nhiều người dân xứ Huế đã tìm đến các ngồi chùa vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để lễ Phật, cầu một năm mới may mắn bình an, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình.

Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới
Nhà mới với vật liệu cũ

Theo đuổi xu hướng hoài cổ, nhiều người trưng dụng vật liệu cũ để xây dựng, làm lại căn nhà mới. Nếu biết cách sử dụng, thì cũ mà vẫn đẹp, không hề lạc hậu, cũ mà vẫn bền và cũ mà... mới.

Nhà mới với vật liệu cũ
Cá nhân hóa không gian sống

Cá nhân hóa kiến trúc nhà ở là một phương pháp thiết kế và thi công xây dựng nhà ở nhằm tạo ra một không gian phục vụ đúng nhu cầu có tính cá nhân hóa. Ở đó, gia chủ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì các không gian đúng gu thẩm mỹ và đáp ứng thói quen sinh hoạt của mình và gia đình.

Cá nhân hóa không gian sống
“Pachome” - Nhà phố trên đồi

“Pachome” là tên gọi của một dự án nhà ở gia đình trên khu đất phân lô vùng đồi, thuộc phường Thủy Xuân - TP. Huế. Khu đất với mặt chính hướng đông nam là một thuận lợi để đón gió và tránh được nắng gắt, có nền nhiệt mát mẻ, cùng hướng nhìn đẹp với khung cảnh đồi núi, rừng thông...

“Pachome” -  Nhà phố trên đồi
Return to top