Colombia: Tiến trình hòa bình rơi vào bế tắc
TTH.VN - Tờ Reuters hôm nay (5/7) dẫn lời ông Humberto De la Calle, nhà đàm phán hàng đầu của chính phủ Colombia cho hay, các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ của Tổng thống Juan Manuel Santos và lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) chạm mức thấp đáng kể, khi nhóm phiến quân tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công bạo lực.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đang nỗ lực để cứu vãn tiến trình hòa bình với lực lượng FARC trước nguy cơ đổ vỡ - Ảnh: Presstv
Từ cuối năm 2012, chính phủ Colombia đã đến Cuba để chủ trì các cuộc đàm phán với lực lượng FARC nhằm kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài suốt 50 năm. Hầu hết các thỏa thuận đã đạt được, nhưng hiện nay tiến trình cho thấy sự căng thẳng chưa từng có.
"Tiến trình hòa bình đang ở thời điểm tồi tệ nhất kể từ khi chúng tôi bắt đầu đàm phán”, ông Humberto De la Calle trả lời phỏng vấn của báo giới địa phương.
Trong những tuần gần đây, FARC dấy lên một làn sóng đánh bom vào những đường ống dẫn dầu gần các con sông làm dầu lan xa đến bờ biển Thái Bình Dương, gây ra một thảm họa môi trường dự kiến phải mất ít nhất 2 thập kỷ để xử lý.
Những lạc quan trong các cuộc đàm phán hòa bình cũng tan vỡ sau khi FARC phục kích và thảm sát 11 binh sĩ ở phía tây nam vào tháng 4 vừa qua.
Những vụ việc này khiến chính phủ Colombia tiếp tục không kích vào các căn cứ của FARC, lần lượt thúc đẩy nhóm phiến quân từ bỏ lệnh ngừng bắn đơn phương.
Ông Calle cho biết, chính phủ đã chuẩn bị để xem xét một lệnh ngừng bắn song phương trước khi thỏa thuận cuối cùng được ký kết, nếu FARC chấp nhận trách nhiệm pháp lý đối với bạo lực đã gây ra.
Tiến trình hòa bình càng khó khăn hơn khi chính người dân Colombia đang hoài nghi về các thỏa thuận giữa 2 bên. "Sự thật khắc nghiệt là người Colombia không tin vào tiến trình hòa bình và niềm tin của họ đã phai mờ theo các cuộc đàm phán kéo dài", ông Calle nhận định.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & MSN)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia