ClockThứ Ba, 07/02/2017 14:06

Con đường và dòng sông ấy

TTH - “Về một mái trường bên dòng sông Hương, về một mái trường bên dòng yêu thương…”.

Đã gần 25 năm tôi rời xa mái trường Quốc Học. Ngày ấy, cũng là thời gian đầu tiên (sau năm 1975) nhà trường qui định nữ sinh được mặc áo dài đến lớp. Nhìn những tà áo trắng thướt tha của những nữ sinh trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng trên đường Lê Lợi thấy đẹp đến nao lòng. Nữ sinh thời đó để tóc dài nhiều hơn bây giờ. Những suối tóc làm duyên trong gió. Còn con đường Lê Lợi… trong trí óc tôi, nó hãy còn xa lắm.

Khi bước vào quãng đời sinh viên, ngoài những buổi lên giảng đường, tôi vẫn thường ngày chạy ra quê để phụ việc đồng áng cho gia đình, 9 giờ tối mới đạp xe vào ký túc xá để chuẩn bị lên lớp ngày mai. Gần hết năm thứ nhất, ba mẹ tôi mới quyết định bỏ ruộng. Mừng hết cỡ lớn.

Một buổi tối đẹp trời, nhóm sinh viên chúng tôi rủ nhau đi ăn chè Tý ở đường Trần Phú, một địa chỉ quen thuộc của sinh viên sau khi nhận học bổng ngày đó. Chúng tôi loanh quanh rồi chẳng biết ai xui khiến lại vòng ra đường Lê lợi. Trong đầu tôi vẫn chưa có khái niệm gì đến khi có một người tán tụng: “Đây là con đường đẹp nhất Huế. Tụi bay có thấy phải rứa không?”. Khựng lại rồi ngớ người ra. Mấy năm qua đi tới đi lui mà mình không gọi được cái tên xứng đáng cho nó. Thật là… hết biết.

Phải rồi. Tôi đạp xe chầm chậm để kiểm nghiệm lại lòng mình. Tôi đã chăm chăm nhìn về phía trước để đi đến đích vì sợ muộn học, đã dửng dưng dưới màn mưa trắng xóa không lời, đã phàn nàn vì dòng nước lũ đục ngầu đang dâng cao. Đến lúc này, ừ thì nó đẹp thật nhưng mình vẫn phải lo cho kỳ thi sắp tới để có được một suất học bổng cái đã. Phải ra quê chở gạo và tự đi chợ nấu ăn cái đã. Thế là tôi lại bỏ quên con đường ấy thêm một lần nữa.

Thời sinh viên “ăn bột lọc với nước mắm”, đa số đứa nào cũng “viêm màng túi” trôi qua mau. Bây giờ là lúc ta chính thức bước vào đời.

Có lẽ do cơ duyên. Tôi lại ngày ngày đạp xe trên con đường ấy để đến cơ quan. Bước qua trường cũ, thầy cô cũ, bạn bè cũ mà lòng thấy xốn xang. Hàng cây, lối cũ và bình phong Long Mã... Có đứa học sinh nào khi rời mái trường mà lòng khỏi bâng khuâng cơ chứ. Thầm cảm ơn ai đã đặt ngôi trường bên cạnh dòng sông huyền thoại, bên con đường nào đẹp hơn thế?

Tôi cứ muốn đi thật lâu, lâu hơn nữa trên con đường mình đã chọn. Những thảm cỏ xanh mướt, những hàng cây, ghế đá, công viên, những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đa dạng… Cảnh quan thật hài hòa, nên thơ.

Nói một cách công bằng thì Huế có khá nhiều con đường đẹp. Tôi từng nhớ, có thời gian nhiều nhà báo, văn nghệ sĩ đã tranh luận về con đường phượng bay đẹp nhất Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn. Có người bảo đó là đường Đoàn Thị Điểm, có cô người yêu Trịnh Công Sơn ngày xưa lại mách là đường Phan Đình Phùng. Tôi thấy thuyết phục nhất chính là con đường bên bờ Bắc sông Hương, đoạn từ cầu Tràng Tiền đến cầu Dã Viên. Ngày xưa con đường còn nhỏ với hai hàng phượng vỹ chụm đầu vào nhau tình tứ, mỗi khi cơn gió ngang qua, lại vương vấn trên mái tóc người con gái còn lưu trong thơ nhạc là thế. Bên cạnh đó, đường Nguyễn Trường Tộ bây giờ, nơi có hai hàng cây lâu năm rủ bóng, có Gác Trịnh đi về; rồi đường Kim Long, đường Điện Biên Phủ, đường Đống Đa... và cả những con đường nhỏ đi vào những ngôi nhà vườn xanh mướt … cũng tạo nên vẻ đẹp riêng cho Huế.

Có thật nhiều những con đường ta đã đi qua. Có tên và không tên. Nhớ và không nhớ. Với riêng tôi, con đường Lê Lợi với hàng cây long não đẫm nước mùa mưa và che nắng mùa hè vẫn là con đường đẹp nhất Huế. Có khi nó là một khúc nhạc, một khổ thơ đồng hành. Có khi nó lại buồn héo hắt khi ta vấp ngã nhưng bất chợt êm đềm du dương khi bắt gặp một tấm lòng tốt giữa cuộc đời.

   Minh Nguyệt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Thấu hiểu để yêu thương

Mang đến những hiệu quả rõ rệt trong công tác tuyên truyền và bảo vệ quyền trẻ em, thời gian gần đây, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em (BVQTE) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự gắn kết, thấu hiểu giữa phụ huynh và con trẻ.

Thấu hiểu để yêu thương
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Return to top