ClockThứ Ba, 26/02/2019 08:44

“Con thèm cơm của ba má!”

TTH - Bữa cơm tối được dọn giữa sân nhà. Chú tôi vui lắm. Thì con cháu lấy chồng lấy vợ rồi ra riêng, ở gần thì ít ở xa lại nhiều nên chỉ có dịp tết hay ngày kỵ giỗ mới là dịp đoàn tụ. Gương mặt chú chừng như giãn ra và thường trực nụ cười. Thím thì cứ loay hoay ra vô thêm món này món kia, chừng như lúc nào cũng sợ thiếu.

Bữa cơm gia đình và những bài học từ mẹMón ngon mệ nấuNhớ con tép riu

“Ờ còn vợ chồng thằng hai. Nó có mối chở khách đi tour nên không kịp về. Con Tư thì ở mút trên Daklak. Tao cũng trông mà hắn nói vài hôm nữa, xong cữ bón tiêu mới về được. Bây ăn đi, uống đi. Bia thằng Hai đem về mấy hôm trước đó. Kể lúc mô cũng có vài thùng trong nhà để làm đồng về hay chiều tối hàng xóm hay con cháu tới lai rai cũng vui à nghe…”. Nghe giọng, biết chú tôi vui cỡ nào. Ông đã gần 80 nhưng trông khỏe mạnh và rắn rỏi kiểu người làm nông. Giờ nhà chỉ còn mỗi hai vợ chồng già, tuổi cũng lớn nên việc đồng áng chỉ thu hẹp lại ít công đất, thửa ruộng và ao cá bên hông nhà. “Tụi nó nói ba má nghỉ ngơi cho khỏe, hàng tháng tụi con gửi tiền về ba má xài chớ đừng lọ mọ chi nữa. Nói vậy chớ không làm, tao buồn nghe con – chú quay sang nói với tôi - Chừng đó cũng đủ để lui cui hết ngày, chân tay thoải mái và đỡ thấy buồn khi vắng con vắng cháu!”.

Giọng chú rổn rảng trong bữa cơm líu ríu khi lũ nhỏ chạy quanh sân rồi thi thoảng sà vào chỗ nội, chỗ ngoại hỏi điều này, thắc mắc điều kia. Cách chú trả lời hết đứa này sang đứa khác, trìu mến và hơi tếu táo nữa làm cho cả bàn rộn rã hẳn. “Ui cha có khi tụi hắn hỏi ba cái trên trời dưới đất nên cứ nói dzậy cho xong. Mà lũ chúng có khi hỏi cắc cớ lắm, mình nghĩ không ra à nghen…”. Chú nói và cười xuề xòa.

Giữa bữa, có tiếng chuông điện thoại. Chú a lô rồi đặt nó dựa nghiêng trên chén nước. Trên màn hình là nụ cười của cô Tư qua facetime. “Nhà mình đông dzui hén – Tư nói - Ủa có cả anh chị Bảy dzô hả? Anh chị ở chừng nào dìa…? Má, sao hổng ăn đi mà cứ ngó con hoài vậy? Con vừa dọn dẹp xong. Ba con nó đang hát karaoke ở ngoải đó. Cơm nhà mình ngon quá…! Ước chi có con ở đó lúc này”.

Tôi thấy thím hơi quay nghiêng người khi giọng chú cất lên: “Ừa bây coi chừng nào về đi kẻo má mầy bả trông. Cả tao nữa…”. Như để giấu đi điều gì, chú lại ngó sang vợ chồng tôi và bảo “trước chú toàn dùng cái điện thoại cùi bắp không hà. Rồi thằng út sắm cho cái điện thoại mới. Con Năm nối mạng 3G, 4G chi đó rồi bày cách chú nhận cuộc gọi, thấy hình mấy đứa với sắp nhỏ luôn nên cũng đỡ... Nhưng nhớ sắp xếp mà dìa nghen con – chú nói với vào điện thoại – Tao trông tụi bây quá trời!”.

 “Dạ con đặt vé rồi, hai hôm nữa là con có mặt ở nhà. Con thèm cơm của ba má thiệt chứ hổng phải ngó qua màn hình vậy đâu…”.

Nhi Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top