ClockThứ Ba, 29/11/2016 14:36

Công bố 17 di sản văn hóa phi vật thể mới của quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này bao gồm:

1. Lễ hội Đình Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

2. Lễ hội làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3. Lễ hội Đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

4. Nghi lễ mừng sinh nhật (Hắt khoăn) của người Nùng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

5. Nghi lễ Cấp sắc Tào của người Tày, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

6. Lễ hội Đào Xá, xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội Đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TL

7. Nghề thêu truyền thống ở Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

8. Nghệ thuật Bài Chòi, thành phố Đà Nẵng.

9. Hát Trống quân, tỉnh Hưng Yên.

10. Trò diễn Pôồn Pôông của người Mường, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

11. Nghề mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

12. Nghề khai thác yến sào Thanh Châu, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An và đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.

13. Nghi lễ Cấp sắc của người Dao, tỉnh Sơn La.

14. Lễ cúng dòng họ (Tu su) của người Mông, tỉnh Sơn La.

15. Nghi lễ Tết nhảy (Nhảng chầm đao) của người Dao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

16. Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

17. Nghề dệt Dèng (thổ cẩm) của người Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

17 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc 4 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận
Phú Lộc: Thông qua đề án công nhận các đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V

Ngày 9/11, HĐND huyện Phú Lộc khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 3 để xem xét và quyết định thông qua đề án công nhận các đô thị mới Lộc Tiến, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc đạt tiêu chí đô thị loại V; Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Lộc đến năm 2045.

Phú Lộc Thông qua đề án công nhận các đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V
Return to top