ClockChủ Nhật, 16/10/2016 06:51

Công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với mưa lũ và bão Sarika

Ngày 15/10/2016, Bộ TT&TT đã gửi Công điện khẩn số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động ứng phó với mưa lũ và bão Sarika đến các Sở TT&TT các tỉnh thành từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các doanh nghiệp BCVT gồm VNPT, Viettel, MobiFone, Vishipel và VNPost.

Công điện cho biết, theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên thượng lưu sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống; hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông La và sông Cả (Nghệ An) đang lên. Mực nước lúc 7h ngày 15/10 trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 15,5m, trên BĐ3 2,0m; sông Gianh tại Đồng Tâm 13,95m, trên BĐ 2 1,95m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 3,45m, trên BĐ3 0,75m. Nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ; sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại các vùng trũng, ven sông các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Ngoài ra, hiện nay đang có cơn bão Sarika đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Philippin. Hồi 7 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ vĩ Bắc, 124,3 độ kinh Đông, cách đảo Lu dông (Philippin) khoảng 360 km về phía Đông, Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-135km/giờ), giật cấp 14-15. Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm 16/10, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.

Để chủ động ứng phó tình hình mưa lũ và bão Sarika, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ TT&TT yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT và Sở TT&TT các tỉnh thành nói trên chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, bão và các tình huống bất thường để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên, chủ động phòng tránh, tránh tư tưởng chủ quan, bị động. Đặc biệt lưu ý tuyên truyền để nâng cao tinh thần đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân, cán bộ tham gia phòng chống lụt bão. Các cá nhân, đơn vị cần chia sẻ khó khăn, tham gia giúp đỡ, ủng hộ hỗ trợ nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng.

2. Các Tập đoàn, Tổng Công ty và các Sở TT&TT tổ chức triển khai ngay phương án phòng chống và phương án ứng cứu thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong mọi tình huống. Ưu tiên tổ chức gia cố lại nhà trạm, các tuyến truyền dẫn, cột ăng ten và mạng ngoại vi. Bổ sung kịp thời các thiết bị, vật tư dự phòng cho mạng lưới BCVT như máy nổ, nhiên liệu, ắc quy… Đảm bảo an toàn mạng lưới, cơ sở vật chất, đặc biệt là người. Chia sẻ khó khăn với nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng.

3. Cục Bưu điện Trung ương sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.

4. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam  (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và các doanh nghiệp viễn thông di động khác:

a. Đảm bảo thông tin liên lạc, an toàn tuyệt đối phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống và khắc phục hậu quả Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh nói trên.

b. Tăng cường, bổ sung phương tiện, trang thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat, VSAT, các trạm BTS di động và xe cơ động thông tin cho các công ty dọc trên địa bàn và viễn thông các tỉnh được dự báo ảnh hưởng trực tiếp của bão để sẵn sàng ứng cứu thông tin trong trường hợp giao thông các tỉnh bị chia cắt.

5. Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel) tăng cường công tác trực canh, phát sóng các bản tin dự báo, cảnh báo bão trên biển và kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi tránh, trú an toàn.

6. Các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến của mưa lũ và bão; báo cáo Bộ trưởng, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ TT&TT về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của mưa lũ và bão, tình hình hoạt động của mạng lưới BCVT và công tác đảm bảo thông tin liên lạc.

Theo Bộ thông tin và Truyền thông

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top