ClockThứ Bảy, 20/08/2016 14:38

Công nghệ khiến con người "ngu đi" như thế nào

Dù sinh ra với mục đích ban đầu là hỗ trợ con người nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào máy móc khiến não chúng ta chịu tổn hại không nhỏ.

cong nghe khien con nguoi "ngu di" nhu the nao hinh anh 1

GPS hỗ trợ đắc lực cho việc di chuyển nhưng khiến trí nhớ chúng ta kém hơn.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu tác động dài lâu của thiết bị điện tử hiện đại lên não người trong thời buổi công nghệ bùng nổ như hiện nay. Bên cạnh nhiều ưu điểm không thể phủ nhận, công nghệ đang khiến cuộc sống và kể cả não của chúng ta thay đổi rất nhiều.

Evan Risko, giáo sư ngành tâm lý nhận thức trường đại học Waterloo cảnh báo: “Nếu bạn có thể sử dụng máy tính để lưu thông tin cần thiết thì khả năng cao bạn sẽ không dùng não bộ ghi nhớ thông tin đó nữa. Kết quả là khả năng ghi nhớ thông tin của bạn sẽ bị giảm sút”.

Nhà thần kinh học Sam Gilbert cùng giáo sư Evan Risko từng nghiên cứu về quá trình thay đổi nhận thức khi sử dụng công nghệ. Theo đó, những người sử dụng vệ tinh dẫn đường sẽ được lợi hơn khi di chuyển, tuy nhiên trí nhớ của họ bị ảnh hưởng không nhỏ.

cong nghe khien con nguoi "ngu di" nhu the nao hinh anh 2

Khoa học chứng minh những người đi bảo tàng chụp lại ảnh có xu hướng nhớ kém hơn những người không dùng công nghệ hỗ trợ.

Evan nói rằng các thủy thủ hay tài xế sẽ nhớ ít hơn mọi chuyện xảy ra trên đường đi và rất vất vả nếu muốn di chuyển mà không có sự trợ giúp của thiết bị định vị. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đi bảo tàng chụp ảnh lại thường nhớ kém hơn những người quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường.

Giáo sư Evan nhận định: “Hành động chụp ảnh có lẽ đã khiến thông tin được đẩy từ não bộ vào máy ảnh thay vì mang lại kết quả tích cực nhằm giúp ghi nhớ tốt hơn”.

Nghiên cứu của nhóm tác giả khác cũng cho rằng lượng lớn thông tin sẵn có trên Google khiến nhiều người lầm tưởng chúng ta thông minh hơn. Các nhà khoa học nhận thấy những người thường tìm kiếm thông tin trên internet bị nhầm tưởng rằng mình thông minh hơn.

Tuy nhiên, tác động dài lâu của việc sử dụng công nghệ hiện đại vẫn đang là một bí ẩn lớn. Giáo sư Evan nói: “Công nghệ mang lại lợi ích lớn lao nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ. Chúng tôi đang từng bước hiểu được tác động của công nghệ lên não bộ con người”.

Giáo sư Evan nói rằng rất cần hiểu biết chính xác cơ chế nhận thức xảy ra khi máy tính, internet, định vị toàn cầu GPS tác động lên não người về ngắn và dài hạn.

Theo Danviet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Chiều tối 6/4, làm việc tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham quan cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế; thăm, tặng quà hai ca ghép tạng xuyên Việt mới đây đang được theo dõi sau phẫu thuật.

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top