ClockThứ Bảy, 22/09/2018 06:15

Công trình sử dụng vốn đắt

TTH - Cỡ chừng tháng 7, một công trình là trường học nằm trên đường T.C.V (TP. Huế) được đập bỏ. Công trình này do quá cũ nên cần đập bỏ để xây lại mới.

Không có “vùng cấm”Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra các dự án trên địa bàn TP. Huế

Dự án siêu thị và cao ốc ở số 2 Nguyễn Tri Phương, TP. Huế là một trong những dự án chậm tiến độ, mới đây đã chuyển nhượng để Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế chuyển đổi công năng sử dụng công trình thành khách sạn và bệnh viện

Thời gian trôi qua cũng cỡ hai tháng rồi, không biết bên B xây dựng, xử lý móng thế nào mà chẳng thấy công trình “trồi lên mặt đất”.

Đối với nghề xây dựng, khổ nhất là vào mùa mưa của thời tiết Huế. Có năm mưa cứ rả rích, dầm dề kéo dài cả hơn tháng trời. Nhiều công trình việc thi công bị gián đoạn, chậm tiến độ cũng là vì thời tiết không thuận lợi.

Đây chỉ là một trong rất nhiều công trình kéo dài thời gian thi công. Ví dụ như một dự án lớn là Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế cũng đã điều chỉnh kế hoạch hoàn thành công trình lùi lại mấy lần. Chưa nói năng lực của nhà thầu, chỉ nói thời tiết thôi đã không thuận lợi cho xây dựng.

Để tránh sự bất lợi của thời tiết, tốt nhất là các công trình được thi công ngay sau tết Nguyên Đán, đẩy nhanh tiến độ công trình để đến mùa mưa thì phần bao che hoàn thành. Khi mùa mưa đến thì làm những phần việc bên trong công trình để hoàn thiện. Đối với những công trình dân dụng, người dân thường chọn những thời điểm xây dựng như vậy.

Đối với công trình là trường học, có đặc thù riêng nên cần lên kế hoạch sớm để khi kết thúc năm học là gấp rút thi công. Với công trình có quy mô vừa phải, nếu năng lực nhà thầu tốt, chuyên nghiệp có thể chỉ vài tháng đã hoàn thành phần bao che của một công trình cả ngàn m2 sàn. Ở Huế thời gian qua, chúng ta chứng kiến tòa nhà của Vincom cao nhất Huế nhưng với tốc độ thi công thì mọi người đều công nhận là đáng kinh ngạc. Một công trình khách sạn trên đường Lý Thường Kiệt đang thi công cũng được làm với tốc độ rất nhanh. Tất nhiên khi một công trình lớn, vốn đầu tư lớn thì chủ đầu tư bao giờ cũng chọn những nhà thầu có năng lực thi công tốt, chuyên nghiệp, thiết bị đầy đủ. Ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, có khi công trình còn được sự giám sát của ngân hàng về tiến độ để “rót vốn”. Còn những công trình nhỏ đôi khi khó có sự lựa chọn được những nhà thầu như vậy.

Thời tiết đã có những dấu hiệu sắp bước vào mùa mưa. Nếu mưa đến sớm và kéo dài thì công trình trường học nói trên có thể kéo dài đến sang năm chưa hoàn thành. Chưa chắc gì các em được học trong ngôi trường mới trong học kỳ hai của năm học!?

Ở đây chúng ta nhận thấy rất rõ trong xây dựng công trình có hai nguồn vốn: nguồn vốn của ngân sách và nguồn vốn của tư nhân (gồm công ty và cá nhân – xin được gọi chung và nguồn vốn tư). Thường các công trình thuộc nguồn vốn tư thì thời gian thi công được đẩy rất nhanh. Cứ hình dung một công trình đến vài trăm thậm chí cả ngàn tỷ đồng, chỉ đưa vào hoạt động sớm trong một thời gian ngắn thì chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm như thế nào, và hiệu quả đầu tư sẽ ra sao. Một khi đã bỏ vốn, thường là một tỷ lệ không nhỏ là vốn vay của ngân hàng, họ phải tìm mọi cách để công trình sớm đi và hoạt động, dòng vốn sớm sinh ra và như thế, lãi vay của ngân hàng sẽ được giảm xuống.

Các công trình được xây dựng từ vốn ngân sách, tức là vốn công thường là tiến độ chậm. Có rất nhiều nguyên nhân từ việc xem xét phê duyệt, cân đối nguồn vốn… đến phân bổ nguồn vốn là một quá trình không ít “vướng mắc”, đó là chưa kể năng lực nhà thầu yếu. Bởi vậy nên nhiều công trình chậm tiến độ. Suy cho cùng có một phần do sở hữu vốn. Nguồn vốn công là vốn chung, không “đi liền khúc ruột” với một người nào nên đôi khi trách nhiệm cũng bị giảm nhẹ một phần. Tất nhiên mỗi công trình không phải chẳng có hợp đồng thời gian hoàn thành công trình, nhưng một khi nó đã chậm tiến độ thì các B, thậm chí là A viện rất nhiều lý do khách quan để giải thích. Có những lý do không có sức thuyết phục nhưng vẫn được bỏ qua, chẳng hạn như khảo sát địa chất không kỹ.

Một con số được ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) đưa ra khi đánh giá các công trình sử dụng nguồn vốn từ ODA, tính trung bình những công trình chậm tiến độ đã đẩy chi phí vốn tăng đến 17%. Cho nên có thể nói, những công trình thi công chậm là những công trình sử dụng vốn đắt.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
Có đường… cứ thế là đi

Công viên hay phần đường dành cho người đi bộ được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, đi lại của người dân, thế nhưng lại có không ít người vô tư điều khiển xe máy chạy vào, gây nên tình trạng nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Có đường… cứ thế là đi
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TIN MỚI

Return to top