ClockThứ Bảy, 20/07/2019 15:54

Công ty Tuấn Hải đã nộp phạt 1,6 tỷ đồng và đang khắc phục hiện trạng

TTH.VN - Công ty TNHH MTV Xây dựng Tuấn Hải đã nộp phạt 1,6 tỷ đồng và đang lên phương án khắc phục hiện trạng ở sông Bồ; có giải pháp chấn chỉnh ô nhiễm bụi bẩn tại đường ra Cảng Chân Mây… Đó là những thông tin đáng chú ý tại buổi cung cấp thông tin báo chí của Văn phòng UBND tỉnh tuần thứ 29.

Hàng rào tre trên sông Bồ đã được tháo dỡKhông chỉ vi phạm ở khu vực mỏ được cấp phépCông ty Tuấn Hải khai thác vượt quá độ sâu cho phép 5m trở lênNgười dân kiềm chế, chính quyền phải nghiêm túc và thấu đáoBất ngờ với kết quả đo đạc ở hai mỏ được cấp phép khai thác cát trên sông BồLiên quan đến hàng rào tre trên sông Bồ: Giải quyết rốt ráo những vấn đề người dân quan tâm

Cơ quan chức năng kiểm tra vi phạm của Công ty Tuấn Hải làm cơ sở xử phạt

Công ty Tuấn Hải đã nộp phạt 1,6 tỷ đồng

Bạn đọc Báo Thừa Thiên Huế và dư luận quan tâm việc, tháng 5/2019, UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Xây dựng Tuấn Hải về hành vi vi phạm khai thác khoáng sản trên sông Bồ, với tổng mức phạt 1,6 tỷ đồng. Vậy đến nay, Công ty Tuấn Hải đã chấp hành nộp phạt và khắc phục hiện trạng vi phạm theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa? Nếu công ty Tuấn Hải không chấp hành, cơ quan chức năng có chế tài xử lý như thế nào?

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đến nay, Công ty đã nộp đủ số tiền phạt là 1,6 tỷ đồng tại Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế theo Giấy ủy nhiệm chi ngày 12/7/2019 và Giấy báo nợ ngày 24/6/2019 của Phòng giao dịch Hương Trà, chi nhánh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Sông Bồ bị sạt lở nặng do khai thác cát trái phép

Riêng về việc cải tạo phục hồi môi trường, theo Báo cáo số 02/CV-DNTH của Công ty nêu trên, do địa hình sông nước nên việc thực hiện giải pháp cải tạo phục hồi môi trường gặp nhiều khó khăn, chưa tìm được đơn vị tư vấn đưa ra các giải pháp phù hợp.

Vì vậy, Công ty đã đề xuất 2 phương án để thực hiện gồm: tiếp tục cho Công ty thêm thời gian để tìm đơn vị tư vấn; do 2 mỏ khoáng sản đã bị UBND tỉnh tước quyền sử dụng giấy phép nên Công ty đề nghị cơ quan quản lý nhà nước sử dụng số tiền 532.238.000 đồng (được xác nhận tại Quỹ bảo vệ môi trường) Công ty đã ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đến năm 2019 để thực hiện cải tạo phục hồi môi trường.

Qua đề xuất của Công ty, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức làm việc với Công ty và các đơn vị có liên quan để đưa ra giải pháp thực hiện. Sau khi có kết quả, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục báo cáo đến UBND tỉnh.

Sớm chấm dứt ô nhiễm đường ra cảng Chân Mây

Sẽ tăng cường kiểm tra các phương tiện chở than, gỗ dăm gây rơi vãi trên đường ra cảng Chân Mây

Dư luận cho rằng, tình trạng trung chuyển than đá ở Cảng Chân Mây gây ô nhiễm bụi bẩn nặng, ảnh hưởng đến du lịch. Vậy việc tập kết và trung chuyển than ở cảng có được cấp phép hay không và có chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường không?

Vấn đề này, Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh thông tin, theo quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Chân Mây và mục tiêu đầu tư dự án Bến số 1 cảng Chân Mây, thì Bến số 1 Cảng Chân Mây của Công ty CP Cảng Chân Mây là bến hàng tổng hợp, phục vụ xuất nhập các loại hàng hoá, trong đó có than đá. Việc Công ty CP Cảng Chân Mây cho một số doanh nghiệp thuê kho, bãi để nhập than đá qua cảng, phục vụ thị trường trong tỉnh và khu vực là phù hợp với quy hoạch và mục tiêu dự án đã được cấp phép.

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, việc các doanh nghiệp thuê kho, bãi để lưu giữ hàng hoá nói chung và than đá nói riêng phục vụ xuất nhập hàng hoá qua cảng Chân Mây thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư; tuy nhiên, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và pháp luật liên quan.

Mới đây, một doanh nghiệp thuê bãi để chứa than tại cảng Chân Mây chưa có giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan và hoạt động đón khách du lịch bằng tàu biển tại cảng Chân Mây. Trước thực trạng đó, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đã tổ chức kiểm tra và đã yêu cầu Công ty cổ phần Cảng Chân Mây, doanh nghiệp thuê bãi chứa than dừng hoạt động nhập than từ đó đến nay, sớm xử lý lượng than còn tồn đọng tại bãi.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tập kết, chứa than tại Cảng Chân Mây, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

TIN MỚI

Return to top