ClockThứ Hai, 08/07/2013 13:41

Cụ bà già yếu, cô đơn cần được giúp đỡ

TTH - Cụ bà ở thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy (Phú Lộc) gần 80 tuổi, mắt bị lòa, đi đứng rất khó khăn, không nguồn thu nhập. Vậy mà số phận trêu ngươi lại bắt cụ phải sống cô đơn trong ngôi nhà chừng 20m2, mái tôn đã mục.
 
Khi chúng tôi tìm đến, cụ Cam đang ngồi lặng lẽ, ủ rũ trước hiên nhà. “Chồng cụ vừa mất vì ung thư gan. Cụ buồn và suy sụp lắm”- bà Trần Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy giải thích. Vợ chồng cụ Cam không sinh được mụn con nào, nương tựa nhau sống bằng nghề làm ruộng. Cả đời chăm chỉ nhưng cũng chỉ kiếm đủ sống qua ngày, không mua nổi miếng đất cho riêng mình, phải ở nhờ trên rìa đất nhà thờ họ (bên nội). Tuổi càng cao, sức càng yếu, cuộc sống hai ông bà càng thêm chật vật. Cách đây mấy năm, chồng cụ Cam mắc chứng bệnh nan y, cảnh nhà càng thêm túng bấn. “Lay lắt qua ngày được là nhờ sự giúp đỡ cưu mang của bà con, xóm giềng. Nhưng...”- cụ Cam bỏ dở câu nói, nét mặt đầy những âu lo. Chút tiền bạc ít ỏi cả đời làm ruộng dành dụm được phòng khi tuổi già đã bay vèo trong những năm chồng bệnh tật.
 
Cụ Cam gần 80 tuổi, cô đơn với nỗi lo lắng không nơi nương tựa, không nguồn thu nhập.
 
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về cụ Nguyễn Thị Cam ở thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, Huế.
“Trước đây, vợ chồng cụ Cam ở trong túp lều lụp xụp. Ngôi nhà hiện tại được làm năm 2006, từ nguồn tiền của một dự án đưa về địa phương.”, bà Bình cho biết. Thế nhưng, ngôi nhà nay quá xuống cấp. Bức tường cũ kỹ, mái tôn đã mục, thủng lỗ chỗ nhìn thấy cả trời. Hễ cứ mưa xuống là chỗ nào cũng dột, cũng ướt. Nhà chỉ đặt vừa chiếc gường và một bàn thờ nhỏ. Ngoài chiếc quạt máy lúc chạy, lúc không và chiếc ti vi rẻ tiền (mua được do bà con, hàng xóm góp tiền cho), trong nhà không còn vật dụng nào. Theo cụ Cam, cái ăn còn không đủ, mơ đâu ra tiền để sửa chữa nhà đỡ dột nát. “Gia đình cụ Cam thuộc diện hộ nghèo. Ngoài những chính sách của Nhà nước, khi nào có nhà hảo tâm cho gạo, tiền... chính quyền xã đều ưu tiên hàng đầu cho cụ. Tuy nhiên, những khoản đó cũng chẳng đáng là bao. Điều đáng lo nhất là, nay cụ Cam cô đơn không nơi nương tựa, lại không tiền bạc, không nguồn thu nhập. Xã đang tiến hành làm chế độ đối với người già cô đơn cho cụ, số tiền 180.000 đồng/tháng. Song, thông qua kênh truyền thông, chúng tôi rất mong và hi vọng cụ Cam nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của những tấm lòng hảo tâm, bà Trần Thị Thanh Bình bày tỏ.
Bài và ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Return to top