ClockThứ Hai, 17/12/2018 08:08

“Của cho không bằng cách cho”

TTH - Giá trị vật chất của mỗi món quà dù lớn hay nhỏ thì người nhận quà lúc nào cũng chỉ muốn được tặng một cách trân trọng.

Còn vài ngày nữa mới đến sinh nhật, một số điện thoại bàn gọi đến, sau khi xác nhận thông tin của tôi, đầu dây bên kia giới thiệu là nhân viên của siêu thị C. và thông báo nhân dịp sinh nhật của tôi, siêu thị có tặng một bánh kem và đề nghị tôi sang siêu thị để lấy.

Cũng là yêu cầu đến nhận quà tặng, cách đây mấy ngày cũng một số điện thoại lạ gọi cho tôi. Cũng xác nhận thông tin khách hàng trước khi thông báo tôi là khách hàng trả tiền dịch vụ của họ nhanh nên họ có tặng một món quà và yêu cầu tôi đến địa chỉ nọ để nhận. Để động viên tôi, nữ nhân viên thông báo: “Quà trị giá hơn 1 triệu đồng đó chị”.

Xin không bàn về cách giao tiếp của cán bộ các đơn vị nói trên, chỉ biết rằng người nghe đã cảm thấy được ban ơn hơn là lòng thành. Cách tặng quà của các đơn vị này như vậy xem ra không tế nhị. Ban đầu tôi cũng sợ chỉ là do mình nhạy cảm, nào ngờ, có chị bạn cũng gặp trường hợp như tôi, chị nói: “Tặng quà mà gọi người ta tới tận nơi để nhận quà. Thà đừng tặng còn hơn!”.

Giá trị vật chất của mỗi món quà dù lớn hay nhỏ thì người nhận quà lúc nào cũng chỉ muốn được tặng một cách trân trọng. Có lẽ không phải riêng tôi và chị bạn, mà hầu hết chẳng mấy ai thấy hài lòng khi người tặng quà yêu cầu mình đến nhà họ để nhận.

Quan tâm đến ngày sinh nhật, tri ân khách hàng... là một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tặng quà để động viên khách hàng là một trong những cách làm hay, song điều đó phải xuất phát từ sự chân thành, trân quý chứ không phải và không nên theo kiểu ban ơn khiến người được nhận dù có quà cũng khó mà vui.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế

Bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.

Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Return to top