ClockThứ Tư, 22/08/2018 14:35

Cuộc chiến thương mại toàn cầu kìm hãm tăng trưởng khu vực đồng euro

TTH.VN - Nền kinh tế khu vực đồng euro trong năm nay và năm tiếp theo sẽ tăng trưởng ổn định nhưng khiêm tốn, theo các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​của hãng thông tấn Reuters.

OECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầuASEAN lo ngại hệ lụy từ căng thẳng thương mại Mỹ - TrungOECD: Căng thẳng thương mại che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầuIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng Euro

Một khu tài chính ở thành phố Frankfurt, Đức. Ảnh: Reuters

Theo kết quả của cuộc thăm dò, phần lớn các dự báo cho thấy, một cuộc chiến thương mại có thể kéo lùi sự tăng trưởng của khu vực.

Hồi năm ngoái, khối tiền tệ này tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, nhưng mất đà vào đầu năm 2018 và triển vọng trong năm tới vẫn khá ảm đạm, với mức lạm phát giảm nhẹ.

Cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters trên 90 nhà kinh tế được thực hiện từ ngày 13-21/8 cho thấy, rủi ro chính đối với triển vọng vẫn là các mức thuế quan và mối đe dọa thương mại.

Gần 2/3 số nhà kinh tế được khảo sát cho biết, các tranh chấp thương mại có tác động tổn hại đến dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro. Trong khi các nhà kinh tế còn lại cho rằng, chúng không có tác động, và không có nhà kinh tế nào nhận định những tranh chấp thương mại này mang lại lợi ích.

Bên cạnh mối đe dọa của cuộc chiến thương mại toàn cầu, khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được một thỏa thuận nào vào tháng 3/2019, và những bất ổn chính trị khác cũng được xem là rủi ro.

Dự báo tăng trưởng trung bình cho đầu năm 2019 được hạ xuống so với cuộc thăm dò hồi tháng 7. Tăng trưởng theo quý được dự báo ​​sẽ ở mức 0,4-0,5% mỗi quý trong năm nay và năm tiếp theo. Dự báo dao động từ mức 0,3-0,6%.

Nền kinh tế khu vực được dự kiến tăng trưởng 2,1% trong năm nay, sau khi đạt mức 2,7% trong năm 2017, và tiếp tục chậm lại xuống 1,8% trong năm 2019.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Return to top