ClockThứ Hai, 29/04/2019 17:01

Cuộc hội ngộ của những nhà tơ lụa hàng đầu Việt Nam

TTH.VN - Diễn ra từ ngày 26/4- 1/5 tại Trung tâm Văn hóa làng nghề Huế trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) 2019, không gian Lụa & Áo dài giới thiệu 10 thương hiệu áo dài của các nhà thiết kế trong nước cùng với các hoạt động triển lãm áo dài, giới thiệu nghề dệt lụa và may áo dài truyền thống Huế.

15 sản phẩm trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đạt giải bình chọn sản phẩm tiêu biểuĐộc đáo không gian Trúc chỉ“Không gian văn hóa ẩm thực thuần Việt” sẽ góp phần đưa Huế trở thành “Kinh đô ẩm thực”

Chủ tịch thành viên Việt Nam Silk House, ông Huỳnh Tấn Phước giới thiệu sản phẩm mũ, chăn được dệt từ tơ tằm tự nhiên

Lần đầu tiên có mặt tại Festival NTTH, không gian Lụa & Áo dài đã mang đến cho người dân và du khách một cảm nhận mới lạ và rực rỡ sắc màu với cuộc hội ngộ của những nhà tơ lụa hàng đầu Việt Nam, như: Việt Nam Silk House, Nhật Minh Silk, Hà Bảo, Việt Silk, Minh Tuyết… đến từ TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) và các sản phẩm dệt đũi, tơ tằm Nam Cao (Thái Bình), Thái Nam Silk (Hà Nam).

Chủ tịch thành viên Việt Nam Silk House, ông Huỳnh Tấn Phước cho rằng, lâu nay đa số các sản phẩm do DN sản xuất đều xuất khẩu sang các nước và cung ứng tại các TP lớn, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, còn người Huế dường như chưa tiếp cận với sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống. Vì vậy, tham gia Festival NTTH 2019, chúng tôi muốn giới thiệu đến người dân và du khách toàn bộ quy trình ươm tơ dệt lụa để người dân hiểu và cảm nhận nét độc đáo từ sản phẩm này, đồng thời mong muốn mở cửa hàng trưng bày sản phẩm tại Huế để quảng bá thương hiệu lụa Silk House.

Du khách chăm chú nghe giới thiệu về quy trình dệt lụa

Ông Phước cho biết, lâu nay du khách chỉ nghe về lụa nhưng chưa biết các công đoan ươm tơ dệt lụa như thế nào, lần này, DN không chỉ mang đến hàng ngàn mét vải lụa và các sản phẩm thiết kế từ lụa, như áo dài, khăn quàng, mũ, túi xách, chăn mà còn mang đến các thiết bị dệt lụa hiện đại và thao diễn nghề phục vụ du khách. Qua không gian này, du khách có thể cảm nhận sự mát nhẹ, mềm mại từ những tấm vải lụa truyền thống Việt Nam và hạn chế sử dụng các sản phẩm lụa không rõ nguồn gốc, lụa giả xuất hiện trên thị trường.

Bước chân vào không gian Lụa & Áo dài, du khách như lạc vào thế giới lụa với hàng trăm mẫu áo dài và các công đoạn vẽ, thêu và may đo áo dài lấy nhanh. Tại đây, du khách có thể chọn cho mình một chiếc áo dài bằng chất liệu lụa, đũi truyền thống hay tha hồ ướm thử các loại váy, áo được thiết kế công phu trên các chất liệu lụa đến từ Lâm Đồng, Hà Nam, Thái Bình…

Áo dài Đoan Trang (Huế) với dịch vụ may áo dài lấy nhanh 

Cùng với các nhà tơ lụa hàng đầu Việt Nam, trong không gian Lụa & Áo dài còn có gian hàng trưng bày sản phẩm và may áo dài lấy nhanh của DNTN Thêu may Đoan Trang. Tại đây, du khách có thể tham khảo các bộ dài dài truyền thống Huế và may đo áo dài lấy nhanh. “Tham gia trưng bày tại Festival NTTH 2019, mục đích mà DN hướng đến đó là quảng bá hình ảnh tà áo dài truyền thống Việt Nam, áo dài Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Bởi, Huế không chỉ là thành phố Festival, thành phố lễ hội mà còn là thành phố áo dài với dịch vụ may đo áo dài lấy nhanh và thiết kế áo dài dựa trên các chất liệu truyền thống”, Giám đốc DN - bà Đoan Trang chia sẻ.

Chị Thu Hà, du khách đến từ TP Quảng Ninh cho rằng, lâu nay thường xuyên mặc áo dài lụa song không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và quy trình làm ra sản phẩm. Hôm nay tận mắt chứng kiến quy trình ươm tơ dệt lụa, in hoa, nhuộm màu mới thật sự hiểu và yêu quý sản phẩm lụa truyền thống Việt Nam.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

Tiếp nối thành công của các bộ sưu tập “Xưa và nay”, “Nhật Nguyệt”, “Em đến từ nghìn xưa”, “Vũ khúc gấm lụa”, “Bóng – Hình”…, tối 14/12, nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu sẽ ra mắt bộ sưu tập áo dài mới mang tên “Màu thời gian” trong chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang “Diệu – Màu thời gian” tại TP. Hồ Chí Minh.

Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

TIN MỚI

Return to top