ClockChủ Nhật, 20/04/2014 09:58

Cuốn theo điệu vũ ASEAN

TTH.VN - Tối 19/4, sân khấu Điện Thái Hòa trở thành nơi phô diễn những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của 13 quốc gia trong đó có 10 nước ASEAN và 3 nước đối thoại Châu Á. Đây là hoạt động chào mừng Hội nghị Bộ trưởng văn hóa và nghệ thuật lần thứ 6 khu vực ASEAN và các hội nghị liên quan.

Đại diện cho văn hóa bản địa, đồng thời thể hiện mối giao lưu, các đoàn nghệ thuật mang đến Liên hoan nghệ thuật ASEAN (gọi tắt là Đêm ASEAN) những tiết mục được chắt lọc hoặc đạt giải cao tại các liên hoan nghệ thuật trong nước, khu vực và quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh: “Đây là dịp để tôn vinh giá trị tiêu biểu, đặc sắc của mỗi nền văn hóa, quốc gia đồng thời khẳng định mỗi nền văn hóa của một dân tộc đều có một vị trí, tầm vóc và giá trị bình đẳng như nhau, tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng. Liên hoan là biểu tượng tính đa dạng, phong phú của các nền văn hóa không chỉ trong cộng đồng ASEAN mà của các dân tộc trên thế giới, góp phần thúc đầy sự hiểu biết, đồng cảm, niềm tin sự chia sẻ giữa các nền văn hóa, giữa những con người…”.


Đồng ca “Lý quán dốc” của đoàn Philippines

Chiếm thời lượng khá nhiều trong đêm diễn, Đoàn nghệ thuật Pesona Nusantara (Indonesia) thể hiện vẻ đẹp “o quan dao” sáng tạo trên nền múa truyền thống thể hiện sức trẻ, niềm vui, sự duyên dáng.

Đoàn múa quốc gia Bayanihan to (Philippines) là sự tổng hợp của những nét văn hóa đa sắc tộc: múa vùng cao mô phỏng lễ tế dân tộc, múa ảnh hưởng phong cách Tây Ban Nha, phong cách đạo Hồi, múa mô phỏng đời sống nông thôn hiện nay.

Đặc biệt, các nghệ sĩ trong đoàn còn đầu tư tập ca khúc Lý Quán dốc bằng tiếng Việt Nam khiến cho khán giả vỗ tay hoan hô không ngừng. “Bất ngờ quá, dù họ hát chưa rõ tiếng Việt nhưng mình cảm thấy sự thiện chí và đồng cảm với tiết mục này”, một phóng viên đứng cạnh tôi nói.

Xứ chùa vàng mang đến điệu múa với những âm thanh vui tai tạo ra từ những chiếc gáo dừa. Đại diện xứ chùa vàng, ông Theerarat leelaloed surakul tự hào: “Đây là tiết mục kết hợp giữa văn hóa và truyền thống của những trò chơi dân gian I-san: vũ điệu Klong Yaw và Serng Gapo. Klong Yaw là trò chơi trong những lễ hội vui nhộn; đó cũng là tên gọi trống dài – nhạc cụ chính bắt và giữ nhịp trò chơi kết hợp Serng Gapo – trò chơi dùng tiếng gáo dừa đánh vào nhau để tạo tiếng nhạc”.

Tham dự Đêm ASEAN có các ông: Lê Lương Minh - Tổng Thư ký ASEAN; Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban TVTU và các ban ngành liên quan; bộ trưởng thứ trưởng các nước tham gia hội nghị. Tất cả quan khách và nghệ sĩ tham gia chương trình đều có màn đồng ca bài hát ASEAN trong lễ chào cờ.

Đại diện 3 nước đối thoại, đoàn Nanto (Nhật Bản) làm người xem xúc động với điệu múa thể hiện trên nền nhã nhạc cung đình, kể lại câu chuyện chàng trai anh dũng đi tìm giết quái vật đã hại cha mẹ mình. Một thành viên trong đoàn tiết lộ: “Tiết mục này được lưu truyền từ thế kỷ thứ 8 cho đến nay. Điều đặc biệt, tác phẩm này được du nhập vào Nhật Bản thế kỷ thứ 8 bởi một nhà sư người Chăm pa ở Việt Nam”.

“Chẳng khác gì một Đêm Phương Đông nhưng là một phương Đông thể hiện qua loại hình nghệ thuật múa. Mình thấy những nét tương đồng giữa các dân tộc, quốc gia như múa sạp, nhã nhạc; văn hóa truyền thống được bảo tồn và gìn giữ như những bảo vật quốc gia. Tôi cảm nhận như văn hóa khối ASEAN rất gần gũi”, bác Trần Thị Diệu, một giáo viên về hưu nhận xét.

Với nhiều sắc màu, nhiều phong cách, Liên hoan nghệ thuật ASEAN hấp dẫn khán giả từ đầu chí cuối. Không chỉ tôn vinh một loại hình nghệ thuật, liên hoan đã đạt được mục tiêu khi giúp những con người, những quốc gia, những dân tộc thêm hiểu biết và yêu mến nhau hơn.

Một số hình ảnh tại Đêm ASEAN:


Điệu múa của các cô gái bộ tộc Lào


Những sắc màu của ASEAN

Nam thanh nữ tú vui cùng vũ điệu Myanmar

L.Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Return to top