ClockThứ Tư, 07/09/2016 06:16

Cường độ bão ngày càng mạnh hơn do sự ấm dần lên của vùng nước ven biển

TTH.VN - Những cơn bão đổ vào Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên đang ngày càng mạnh hơn một cách đáng kể từ những năm 1970, một nghiên cứu mới kết luận.

Quang cảnh hoang tàn sau cơn bão ở Nhật Bản hồi cuối tháng 8/2016. Ảnh: Japatimes

Nhìn chung, cường độ bão ở châu Á đã tăng khoảng 12% trong 4 thập kỷ qua, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Nhưng sự thay đổi đáng chú ý nhất là số lượng các cơn bão cấp 4, cấp 5, với sức gió từ 209 km/h trở lên đang gia tăng đáng kể. Từ năm 1977, cường độ xuất hiện của những cơn bão mạnh ở cấp độ này đã tăng từ 1 lần/năm lên đến 4 lần/năm.

Có thể kể đến những cơn bão mạnh ở cấp độ này như bão Lionrock diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, với khoảng một nửa trong số đó là người cao tuổi ở một nhà dưỡng lão Nhật Bản, và bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận, làm chết hơn 6.000 người tại Philippines vào năm 2013.

Tác giả chính của nghiên cứu Wei Mei - một nhà nghien cứu về khí hậu tại Đại học Bắc Carolina, đã kết nối sự gia tăng các cơn bão như thế này với việc nước biển ngày càng trở nên ấm hơn ở khu vực gần bờ biển, cho rằng việc đó này cung cấp thêm “nhiên liệu” cho các cơn bão. Dọc theo nhiều bờ biển ở châu Á, nhiệt độ nước đã nóng lên gần 0,8 độ C (1,4 độ F) kể từ cuối những năm 1970.

Ông Mei không nghiên cứu tại sao nước đang nóng dần lên, nhưng nhận định có lẽ do sự kết hợp của các hiện tượng thời tiết tự nhiên ở địa phương và sự nóng lên từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Ông và hai nhà khoa học bên ngoài khác nói rằng, vẫn còn quá sớm để nói chính xác rằng sự gia tăng cường độ các cơn bão mạnh là do sự biến đổi khí hậu mà con người gây nên.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Mei cảnh báo, khi thế giới trở nên ấm hơn trong tương lai, các cơn bão mạnh thậm chí còn có thể khốc liệt hơn, nhất là ở phía 20 độ vĩ bắc – nơi tọa lạc của miền đông Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

Tố Quyên (Lược dịch từ AP & Japantimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top