ClockThứ Sáu, 11/10/2019 20:30

Cứu hộ, tái thả thành công nhiều động vật hoang dã

TTH.VN - Ông Đoàn Hoài Nam, Giám đốc Vườn QGMB đánh giá, hành động của người dân bàn giao các cá thể động vật hoang dã cho cơ quan chức năng tái thả về môi trường tự nhiên, cho thấy ý thức bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) của người dân được nâng cao.

Tiến hành thả cầy vòi hương về rừng

Trong khi khai thác rừng keo tràm ở vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã (QGBM), chị Trương Thị Thu Thỏa ở thôn Khe Su, xã Lộc Trì (Phú Lộc) phát hiện cá thể cu li bị lạc đàn. Biết đây là ĐVHD quý hiếm, chị Thỏa cùng với những người khai thác keo bắt giữ và chuyển giao cho Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn QGBM.

Lúc cán bộ kiểm lâm tiếp nhận, cá thể cu li nhỏ có trọng lượng 0,3kg, tình trạng sức khỏe bình thường. Culi nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Sau khi được cứu hộ, chăm sóc, Trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển sinh vật (CHBT&PTSV) - Vườn QGBM đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Vườn QGBM tái thả thành công cá thể culi về với môi trường tự nhiên.

Đang lưu thông trên đường, đoạn qua xã Lộc Thủy (Phú Lộc), anh Nguyễn Văn Rạng ở xã Lộc Thủy phát hiện một đối tượng đang rao bán cá thể mèo rừng. Biết đây là loài ĐVHD quý hiếm, anh Rạng đã mua lại và tự nguyện giao nộp cho Trung tâm CHBT&PTSV để cứu chữa và tái thả về môi trường tự nhiên.  

Cá thể mèo rừng có trọng lượng 2kg, chi trước bên phải bị thương nặng. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm CHBT&PTSV đã tiến hành cứu hộ, chăm sóc, chữa trị vết thương và tái thả thành công về môi trường tự nhiên. Được biết, mèo rừng là loài động vật hoang dã thuộc nhóm IB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Ông Đoàn Hoài Nam, Giám đốc Vườn QGMB đánh giá, hành động của người dân bàn giao các cá thể động vật hoang dã cho cơ quan chức năng tái thả về môi trường tự nhiên, cho thấy ý thức bảo vệ, bảo tồn ĐVHD trong cộng đồng dần được nâng cao.

Thả bồ nông về với môi trường tựu nhiên sau khi chữa lành vết thương

Thông qua người dân, thời gian gần đây, Vườn QGBM đã tiếp nhận và cứu hộ thành công hàng chục cá thể ĐVHD. Ông Nam mong rằng, ngày càng có nhiều người dân yêu động vật hơn, có những hành động tích cực để bảo vệ ĐVHD, tạo cơ hội để các loài sống trong “ngôi nhà xanh” an toàn.

Từ tin báo của người dân, vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cứu hộ thành công nhiều loài ĐVHD quý hiếm, nguy cấp. Chi cục phối hợp với cơ quan chức năng đã tái thả về môi trường tự nhiên hai cá thể bồ nông chân hồng; một cá thể culi nhỏ; bốn cá thể cầy vòi hương; một cá thể khỉ mặt đỏ; hai cá thể kỳ đà vân… Đây là các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nhóm IB, IIB theo quy định phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn đánh giá cao sự hợp tác, nhận thức của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng trong quá trình cứu hộ, tái thả ĐVHD về môi trường tự nhiên.

Ông Tuấn cho rằng, hoạt động tiếp nhận, cứu hộ và thả vào môi trường sống tự nhiên các loài ĐVHD được ngành kiểm lâm, các khu bảo tồn thiên hiên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm.

Cùng với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua, ngành kiểm lâm triển khai nhiều đợt tuần tra, truy quét tại rừng, những nơi tập trung nhiều loài ĐVHD sinh sống. Hằng năm, lực lượng kiểm lâm đã tháo gỡ, tiêu hủy hàng ngàn cái bẫy thú, truy đuổi hàng trăm lượt người dân có dấu hiệu vi phạm, nghi vào bẫy thú rừng. Từ đó, số vụ săn bắt ĐVHD hằng năm giảm đáng kể.

 Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên

Sáng 17/3, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp cùng Đoàn Thanh niên, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn về phòng cháy chữa cháy năm 2024.

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên
Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

Sáng 16/3, UBND TP. Huế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (viết tắt là VFBC)” và Đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học WWF-Việt Nam tổ chức lễ phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã.

Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

TIN MỚI

Return to top