Thế giới

Cựu thù Serbia, Kosovo đạt thỏa thuận đột phá

ClockThứ Năm, 27/08/2015 14:52
TTH.VN - Ngày 27-8, chính quyền Serbia và Kosovo bày tỏ sự hài lòng với thỏa thuận do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.

Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic bày tỏ sự lạc quan về thỏa thuận với Kosovo Ảnh: Reuters

“Chúng tôi đã đạt được hơn những gì chúng tôi hi vọng” - Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic mô tả về thỏa thuận đạt được ở Brussels (Bỉ). Thủ tướng Kosovo Isa Mustafa cũng đánh giá thỏa thuận này “là thành công lớn”.

Ngoại trưởng Kosovo Hashim Thaci đánh giá thỏa thuận này đồng nghĩa với việc “Serbia sẽ ký các văn bản công nhận chúng tôi là nước CH Kosovo độc lập”. Khoảng 120.000 người gốc Serb sống ở Kosovo, nơi 90% trong tổng số 1,8 triệu dân là người gốc Albania.

Một phần quan trọng của thỏa thuận là kế hoạch thành lập một hiệp hội các vùng do người Serbia quản lý ở Kosovo. Thủ tướng Vucic cho biết Serbia có thể sẽ cung cấp tài chính trực tiếp cho các vùng do người Serbia quản lý ở Kosovo.

Hai bên cũng đạt thỏa thuận về các vấn đề năng lượng và viễn thông. Serbia và Kosovo có mối quan hệ đầy khó khăn kể từ sau chiến tranh Kosovo. Serbia và Nga vẫn chưa công nhận tuyên bố độc lập của Kosovo năm 2008 dù nó được hơn 100 quốc gia thừa nhận.

Năm 2013, chính quyền Pristina và Belgrade ký thỏa thuận do EU làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên sau đó đàm phán gặp nhiều khó khăn. Mới đây Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini mô tả thỏa thuận ở Brussels “là bước tiến đột phá trong quá trình bình thường hóa quan hệ”.

Thỏa thuận này cũng là cơ hội đẩy nhanh tiến trình Serbia và Kosovo gia nhập EU. “Giờ đây chúng tôi không còn thấy rào cản nào đối với việc bắt đầu đàm phán giúp Serbia gia nhập EU” - ông Vucic nhấn mạnh.

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top