ClockThứ Tư, 26/06/2019 08:35

Đã đẹp và cũng cần mát nữa

TTH - Hàng năm, các công trình xây dựng như trường học, trạm y tế, văn phòng làm việc… từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là không ít. Đi theo đường Minh Mạng lên cầu Tuần, gần đến lăng Thiệu Trị thấy một công trình đang xây dựng. Công trình xây dựng một tầng, hình vòng cung bao bọc sân vườn trông khá đẹp mắt về hình dáng kiến trúc. Phần mái đổ sàn bê tông, chắc là lợp ngói? Hỏi ra, nghe nói đây là một công trình trường trung học cơ sở.

Thì ra, kiến trúc bây giờ rất được quan tâm chứ không phải như trước đây, phần lớn, xây dựng một công trình công nào đó, thường  người ta quan tâm đến công năng sử dụng và sự bền vững của công trình hơn là yếu tố thẩm mỹ!?

Cái tính hợp lý của sự quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ không phải bao giờ cũng như nhau. Nó phát triển thường đi theo với điều kiện phát triển kinh tế và nhu cầu về đời sống tinh thần – về cái đẹp. Công trình đã bền vững rồi (về kết cấu); công năng sử dụng tốt rồi (tính tiện ích) thì bây giờ phải là đẹp. Nếu “độc lạ” càng tốt. Nó giúp cho người sử dụng "sướng" hơn. Và nó giúp cho con mắt nhìn thích thú hơn. Tức là, một công trình phải tạo ra không gian sống chứ không đơn thuần là không gian trú ngụ.

Chúng ta nhìn hai ngôi trường nổi tiếng ở Huế có bề dày thời gian là Trường THPT chuyên Quốc Học và Trường THPT Hai Bà Trưng, nó rất khác biệt so với nhiều ngôi trường khác. Khác ở chỗ, không chỉ là tuổi đời, bề dày thành tích mà còn là kiến trúc, không gian sân vườn. Khó có trường nào sánh bằng.

Tuổi thơ, được học dưới một mái trường đẹp, mát mẻ… có lẽ sẽ tạo ra nhiều hứng thú hơn cho các cháu. Hơn thế nữa, tôi tin rằng nó sẽ tạo ra nhiều cảm xúc. Đã có không ít nơi, đặc biệt là nước ngoài họ hết sức tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, như những chuyến dã ngoại cắm trại trong rừng, về một miền quê nào đó tham gia làm nông dân, hái nho, chăn cừu… Không có mục đích gì khác là làm cho trẻ hiểu hơn về đời sống, thích thú hơn trong cảm xúc; kích thích ham muốn khám phá. Nói về điều này, có vẻ nền giáo dục của chúng ta không theo kịp. Học hết những kiến thức trên lớp đã “mệt nhoài”. Về nhà lại học thêm. Mùa hè lại càng đi học. Tính ganh đua thành tích có lẽ phát sinh từ đây chăng?

Trở lại ngôi trường đang xây dựng ở đầu bài, người viết muốn đề cập đến một vấn đề khác nữa – nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho các hoạt động của trường liên quan đến điện năng. Hiện nay, khi nguồn năng lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp bách thì nguồn năng lượng tái tạo được thế giới quan tâm. Việt Nam của chúng ta cũng vậy. Ở Thừa Thiên Huế cũng đã có doanh nghiệp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mặt trời ở Phong Điền. Nhiều hộ gia đình bắt đầu lắp đặt các thiết bị năng lượng mặt trời để sử dụng. Ngành điện lực cũng đã có kế hoạch mua lại điện mặt trời dư thừa của các hộ gia đình.

Cạnh nhà tôi, anh Dũng mới lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời với công suất 4kW/h. Anh lắp đặt từ ngày 27/5/2019, tính đến ngày 24/6/2019, tức chưa đầy một tháng, những con số ghi nhận anh đã xài thừa hơn 300 kW/h. Tất nhiên con số thực thừa không phải là con số này. Khi ban ngày, tấm pin năng lượng mặt trời sản sinh ra điện, một phần cung cấp đủ năng lượng cho gia đình dùng ban ngày. Số dư 300 kW/h được điện lực mua với giá hiện tại  93,5 cen/kW, quy đổi tương đương khoảng 2.100 đồng. Ngược lại vào ban đêm, khi tấm pin không sản sinh ra điện, anh phải mua ngược lại điện của điện lực. Nhưng tính ra tiền điện nhà anh phải trả (khi dùng hoàn toàn điện lưới), khoảng 2 triệu đồng một tháng, anh cho biết sử dụng năng lượng mặt trời vẫn có lợi. Vấn đề là không phải ai cũng có tiền đầu tư ban đầu (mỗi kW chi phí khoảng 26 triệu đồng).

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc dải đất miền Trung đón nhiều nắng, nếu như các công trình xây dựng thuộc ngân sách Nhà nước, chẳng hạn như trường học có thể nghiên cứu để lắp đặt hệ thống này. Theo lý thuyết người ta tính rằng từ 5 -6 năm là thu hồi được vốn đầu tư, tùy theo mức độ sử dụng. Nếu điện sản sinh nhiều, có khi phụ huynh góp tiền mua điều hòa để các em nhỏ được học trong môi trường mát mẻ hơn. Cũng là một cách “đền bù” cho tuổi thơ ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Không chỉ giữ bình yên, mà còn phải xanh, sạch, đẹp

Dù tất bật với nhiệm vụ giữ vững sự bình yên cho cuộc sống Nhân dân, nhưng cán bộ, chiến sĩ công an trong toàn tỉnh đã sắp xếp thời gian, công việc để tham gia “Ngày Chủ nhật xanh” với mục tiêu đặt ra là: Vì một TP. Huế không chỉ bình yên, an toàn, thân thiện, mà còn phải xanh, sạch, đẹp.

Không chỉ giữ bình yên, mà còn phải xanh, sạch, đẹp
Vì một môi trường sống sạch đẹp

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - hướng tới Net zero” “Reducing carbon footprint towards net zero”.

Vì một môi trường sống sạch đẹp
Xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp

Sáu tháng đầu năm nay, các ban, ngành, chính quyền địa phương tập trung tăng tốc xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp

TIN MỚI

Return to top