ClockThứ Tư, 15/07/2020 13:57

Đã mua và nhập kho 83,5% lượng gạo dự trữ

Ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, đến ngày 10/7, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã thực hiện mua và nhập kho được 158.880 tấn gạo đạt 83,5% kế hoạch và 60.200 tấn thóc đạt 75% kế hoạch (Thủ tướng Chính phủ giao nhập tăng cường lượng lương thực dự trữ quốc gia năm 2020 là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc).

Dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền phục vụ phòng chống lụt bãoThường xuyên duy trì tối thiểu 5% mức dự trữ thóc gạoỒ ạt mua hàng nhu yếu phẩm vì sợ ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19

Lúa Đông Xuân được thương lái thu mua tập trung tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: TTXVN

Theo ông Đỗ Việt Đức, ngành dự trữ đã khắc phục khó khăn thực hiện nhập lương thực, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Dự kiến đến ngày 15/8 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch nhập lương thực.

Ông Đỗ Việt Đức cũng nhấn mạnh, thời gian tới, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tiếp tục tăng cường xây dựng cơ chế chính sách về dự trữ quốc gia, tập trung rà soát danh mục hàng dự trữ quốc gia để kịp thời bổ sung danh mục cần thiết cho việc bảo đảm mục tiêu dự trữ quốc gia.

Tổng cục trưởng Đỗ Việt Đức khẳng định, ngành dự trữ sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ, cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, hạn hán, mất mùa, khống chế dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

6 tháng đầu năm 2020, thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Tổng cục Dự trữ Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ, đặc biệt là thông qua việc giảm, rút ngắn những công đoạn, thủ tục, chủ động xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia cho các đơn vị tuyến đầu phục vụ phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp hàng dự trữ quốc gia với tổng giá trị khoảng 1.013,5 tỷ đồng.

Theo đó, Bộ Tài chính đã xuất cấp kịp thời gạo, thiết bị, vật tư cứu hộ, cứu nạn phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, phòng chống thiên tai, cứu đói giáp hạt cho nhân dân các địa phương, cho học sinh vùng khó khăn, cho các dự án trồng rừng (xuất cấp hơn 62 ngàn tấn gạo, 2.600 bộ nhà bạt, 78 xuồng cao tốc, 103 máy bơm nước chữa cháy, 46 máy phát điện, 35 máy khoan cắt) với tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia khoảng 780 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện xuất cấp các loại vắc xin, hóa chất sát trùng, hạt giống cây trồng cho các địa phương để phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, khắc phục hậu quả thiên tai trị giá hơn 117 tỷ đồng; Bộ Y tế đã xuất cấp 10 tấn Chloramin B, 3 triệu viên sát khuẩn nước Aquatabs 67mg cho các đơn vị, địa phương để phòng, chống dịch COVID-19, trị giá hơn 3,5 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng xuất cấp kịp thời phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch trị giá 113 tỷ đồng…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá gạo chạm mốc cao nhất 15 năm do nhiều lo ngại về nguồn cung

Giá gạo hiện đã đạt mức cao mới trong 15 năm do ngày càng có nhiều lo ngại rằng nhu cầu gạo sẽ gia tăng và tác động của El Nino sẽ tiếp tục thắt chặt nguồn cung loại ngũ cốc vốn là lương thực thiết yếu cho hàng tỷ người trên khắp châu Á và châu Phi.

Giá gạo chạm mốc cao nhất 15 năm do nhiều lo ngại về nguồn cung
Ngày Lương thực Thế giới (16/10):
Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăng

Nhân Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm nay, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc cho biết, để đạt được nhiều tiến bộ hơn trong cuộc chiến chống lại nạn đói, thế giới cần làm cho các cộng đồng có nguy cơ trở nên ít bị tổn thương hơn trước những cú sốc khí hậu và những tình huống khẩn cấp khác.

Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăng

TIN MỚI

Return to top