Đa số người dân Đông Âu phản đối tiếp nhận người tị nạn
TTH - Kết quả một cuộc khảo sát gần đây do hãng tin Sputniknews thực hiện tại Mỹ và các nước châu Âu cho thấy, hơn 51% tổng số người được phỏng vấn không muốn chính phủ của mình tiếp nhận người tị nạn.
![]() |
Infographic: Tỷ lệ người dân châu Âu và Mỹ phản đối chính phủ tiếp nhận người tị nạn. (Số liệu từ Sputnik.Polls) |
Khi được hỏi liệu chính phủ các nước có nên chấp nhận những người tị nạn hay không, 62% số người dân tham gia khảo sát ở Đông Âu, cụ thể là Hungary, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Ba Lan, các quốc gia trung chuyển của người tị nạn khẳng định rằng, lãnh đạo các nước “không nên làm như vậy”. Trong đó, Cộng hòa Séc, Hungary và Bulgaria có tỷ lệ phản đối tiếp nhận người tị nạn cao nhất, với con số lần lượt là 73%, 63% và 62%.
Ở Tây Âu (Đức, Pháp và Anh), số người không ủng hộ việc tiếp nhận người tị nạn là ít hơn, ở mức 42%. Trong khi tại Mỹ, 35% số người được hỏi có cùng quan điểm trên.
Cuộc thăm dò được tiến hành ngày từ 25/9 đến ngày 15/10, thu hút 8.000 đối tượng khảo sát, gồm 1.000 người dân ở mỗi quốc gia (Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Bulgaria, Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan). Dự án nằm trong chuỗi các cuộc điều tra thường xuyên về những vấn đề chính trị - xã hội thu hút nhiều sự quan tâm ở Mỹ và châu Âu.
Kết quả thăm dò được công bố hôm 27/10, sau khi 11 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và vùng Balkan nhất trí thực hiện kế hoạch 17 điểm để giải quyết khủng hoảng tị nạn. Theo đó, các trung tâm tị nạn ở Hy Lạp và dọc tuyến đường của người tị nạn tại vùng Balkan cam kết sẽ tiếp nhận thêm 100.000 người.
LÊ THẢO (Lược dịch từ Sputniknews & RT)
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (15/04)
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao (15/04)
- Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọt (15/04)
- Việt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột (15/04)
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi” (15/04)
- Ông Biden điện đàm với ông Putin, đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh (14/04)
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm (14/04)
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ (14/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”