ClockThứ Hai, 28/03/2016 13:53

Đã xuất khẩu gần 1,36 tỷ USD thủy sản

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 51,84% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản quý I tăng 3,1%, đạt 6,73 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 ước đạt 481 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm đạt gần 1,36 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 51,84% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng là Hoa Kỳ (22,15%); Trung Quốc (31,16%), Thái Lan (26,17%), Anh (14,43%) và Hồng Kông (13,71%).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 228 triệu USD thủy sản. Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Ấn Độ (chiếm 34,1% thị phần) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vào thời điểm đầu tháng 3, mặt bằng cá trong size xuất khẩu chỉ mới ở mức 20.500 đ/kg thì đến ngày 15/3, giá cá được đẩy lên 21.500 đ/kg. Đồng thời, thị trường cá giống cũng “nóng” không kém do nhu cầu tăng vọt. Giá cá giống tăng từ 20.000 đ/kg lên 34.000 đ/kg. Như vậy, chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 3, cá tra nguyên liệu tại các tỉnh miền Tây tăng liên tiếp 3.000 đ/kg.

Trong tháng 3, giá tôm cũng tăng mạnh, người nuôi phấn khởi. Tại Sóc Trăng, tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg từ 80.000 đ/kg tăng lên 92.000 đ/kg; tăng mạnh nhất là tôm thẻ cỡ 40 con/kg từ 145.000 đ/kg tăng lên 161.000 đ/kg, còn tôm thẻ các loại khác tăng bình quân 10.000 đ/kg.

Trong khi đó tôm sú, ngoại trừ loại tôm cỡ 50 - 60 con/kg giá bình ổn 115 – 125.000 đ/kg, còn lại tôm sú các loại khác đều giảm giá mạnh từ 10 – 45.000 đ/kg tùy theo cỡ tôm lớn nhỏ.

Tính trong quý I/2016, mặc dù giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong những ngày đầu tháng 2/2016 đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2010 thì sang tháng 3 đã có dấu hiệu tăng trở lại do nhu cầu thu mua của các nhà máy tăng, trong khi nguồn cung trong hộ lại không còn nhiều.

Giá tôm nguyên liệu có xu hướng ổn định ở mức cao trong bối nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến việc thả nuôi của nông dân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu
Ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024

Ngày 25/2, UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) tổ chức lễ ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024. Sau tiếng trống xuất quân, đoàn tàu đánh bắt xa bờ rẽ sóng ra khơi, với hy vọng một năm thắng lợi, tôm, cá đầy khoang.

Ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024
Tuyên truyền pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Ngày 25/1, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp với UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) tổ chức tuyên truyền một số quy định của pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) cho ngư dân trên địa bàn.

Tuyên truyền pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

TIN MỚI

Return to top