ClockThứ Hai, 04/12/2017 06:11

Đặc thù & không đặc thù

TTH - So với số đăng ký thi tuyển trước đây, số học sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Tri Phương (TP. Huế) trong hai năm gần đây đã giảm hơn ½, từ 1.300-1.400 xuống còn khoảng 600 (năm học 2016-2017 là một ví dụ).

Sẽ tìm hiểu và lên phương án xử lý phù hợp12/13 thủ khoa là học sinh Nguyễn Tri PhươngPhụ huynh kém mặn mà cho con vào Trường Nguyễn Tri Phương98,2% học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương đạt loại khá, giỏi376 học sinh trúng tuyển vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Cũng kể từ khi thực hiện việc xét tuyển thay vì thi tuyển trước đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chất lượng học tập – kể cả đại trà và đỉnh cao – đã có dấu hiệu chững lại khi đặt trong mối tương quan so với các năm học trước.

Số học sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào trường THCS Nguyễn Tri Phương giảm hơn 1/2 so với trước. Ảnh minh họa: VĐN

Học sinh có hồ sơ đẹp, điểm tốt nghiệp tiểu học cao và được tuyển chọn từ nhiều trường nhưng vì sao lại có tình trạng này? Đáp số cũng đã được tìm thấy: chất lượng của các trường trên địa bàn là không đồng đều. Áp lực của các trường thành phố khác với các trường ở vùng nông thôn; bên cạnh đó là những khác biệt về đội ngũ, cơ sở hạ tầng, kỹ năng và môi trường học tập. Những điều này không khó để kiểm định khi qua 1-2 tháng học tập và kết quả của các bài kiểm tra. Việc có những học sinh có điểm dưới trung bình ở môn học nào đó đã không còn lạ lẫm, dù chưa đến mức phổ biến. Có thể là chưa đầy đủ, song số học sinh của trường trúng tuyển vào Trường THPT Quốc Học cũng không còn nhiều như trước, thậm chí có em phải qua trường bán công, qua trường thực nghiệm. Theo nhận định của TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chất lượng học tập của trường chắc chắn sẽ còn giảm và xích gần hơn các cơ sở giáo dục đào tạo khác do tính bình đẳng trong xét tuyển. Điều này là không thể tránh khỏi.

Nhưng tất cả không chỉ đến từ học trò. Việc thay thế các giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm là điều hiển nhiên, song điều không bình thường là ở chỗ, đội ngũ giảng viên trẻ dù có đủ kiến thức song lại cần thêm thời gian để tích lũy kinh nghiệm, nhất là phương pháp sư phạm. Trong khi đó, có những giáo viên được điều chuyển về từ một số trường học khác – có thể là từ giáo viên THPT xuống dạy THCS – nhưng lại không đáp ứng được chất lượng giảng dạy của trường, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và công tác chủ nhiệm…

Trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, có lẽ Trường Nguyễn Tri Phương là đơn vị giáo dục bậc THCS đầu tiên được đưa vào xây dựng trên một diện tích lớn nhất với hơn 36.000m2, quy mô xây dựng gồm khối phòng học 4 tầng với 32 phòng học chính, 20 phòng học bộ môn, 1 hội trường, 1 thư viện, 2 xưởng thí nghiệm thực hành cũng như có thêm các khu nhà chức năng như nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động, ký túc xá và nhà ăn… với tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng vào năm 2012 và là một trong những dự án mang tính trọng điểm của ngành giáo dục Thừa Thiên Huế. Mặt khác, dù là hệ THCS nhưng khác với các trường cùng cấp khác, THCS Nguyễn Tri Phương đang thuộc sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Dù vậy, những đặc thù này vẫn chưa làm thay đổi được cục diện đang có.

“Chúng tôi đã tham mưu cơ chế tuyển chọn giáo viên cho Trường như Quốc Học – TS. Phạm Văn Hùng chia sẻ - nhưng khi rà soát các định chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại không có một đặc thù nào (về một mô hình trường chất lượng cao ở cấp học này – người viết). Chính vì thế mà chúng ta càng níu kéo, lại càng vi phạm”.

Khắc phục tình trạng trường phải “nhón chân quá lâu” hay hiểu một cách khác là đang khoác cho một chiếc áo quá rộng cũng là điều không dễ thực hiện, ngoại trừ một số ưu tiên hiện tại có thể có mà Sở Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện. Đâu đó đã có ý kiến trao đổi rằng, nếu không thay đổi được những định chế đã được quy định, có thể chuyển trường về TP. Huế quản lý để điều hòa tốt hơn các vấn đề về đội ngũ, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cũng như tìm kiếm một giải pháp hợp lý hơn cho việc nâng tầm chất lượng cũng như vị thế của trường như trước đây đã từng có.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh giản bộ máy và trường đào tạo đặc thù: Cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp phù hợp

Được xem là “cái nôi” đào tạo đặc thù các ngành liên quan đến văn hóa nghệ thuật, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang đứng trước nỗi lo một khi bị sáp nhập sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn, phát huy các ngành nghệ thuật truyền thống.

Tinh giản bộ máy và trường đào tạo đặc thù Cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp phù hợp
Dự thảo nghị quyết đã mở rộng nhóm đối tượng được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 27/10, tổ 4 gồm các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Dự thảo nghị quyết đã mở rộng nhóm đối tượng được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Ngày 5/10, UBND huyện A Lưới phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức kết nghĩa phối hợp thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận ở vùng đặc thù giai đoạn 2023- 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận
Rộn ràng mùa du lịch đầm phá

Từ tháng 3, các đoàn khách bắt đầu đổ về đầm phá, một điểm du lịch sinh thái đặc thù của Huế. Ước tính hàng ngàn du khách đã đến khám phá, trải nghiệm ở vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á này.

Rộn ràng mùa du lịch đầm phá
Return to top