ClockThứ Bảy, 29/09/2018 15:49

Đại học Huế & những thách thức về vị thế - Kỳ 3: Cần những chiến lược toàn diện và lâu dài

TTH - Bài toán tuyển sinh khó đã xảy ra nhiều năm trong khi lộ trình tự chủ đang đến gần. Để bảo vệ vị thế, Đại học (ĐH) Huế và các trường cần có chiến lược dài hơi.

Đại học Huế & những thách thức về vị thế - Kỳ 2: Áp lực năm học mớiĐại học Huế & những thách thức về vị thế - kỳ 1: Khi sự lựa chọn không dành cho Đại học Huế

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế tham gia ngày hội tuyển dụng năm 2018

Theo lộ trình tự chủ tài chính của ĐH Huế, giai đoạn 2018 - 2019, có 3 trường ĐH thành viên thực hiện tự chủ ĐH là: Y dược, Luật và Kinh tế. Các viện nghiên cứu, trung tâm, nhà xuất bản thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn. Giai đoạn 2019 - 2020 có 2 trường thành viên tự chủ ĐH là Nông lâm và Ngoại ngữ. Các trường ĐH thành viên khác: Khoa học, Sư phạm, Nghệ thuật thực hiện tự chủ theo cơ chế đặt hàng từ các chính sách của Nhà nước được áp dụng kết hợp phát huy nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ.

Tự chủ ĐH là xu thế tất yếu. Khi điều đó xảy ra, cuộc cạnh tranh giữa các trường ĐH trên toàn quốc sẽ khốc liệt, nhất là cạnh tranh về tuyển sinh. Dễ nhận thấy, khi tự chủ ĐH, thuận lợi sẽ dành cho các trường “top” trên, trong đó, 23 trường ĐH công lập được Chính phủ cho thí điểm tự chủ đều là những trường có thể tự lo 100% kinh phí, từ chi thường xuyên đến đầu tư phát triển. Đây cũng là áp lực đối với nhiều cơ sở thành viên của ĐH Huế khi hiện nay nguồn thu chính của các trường là học phí, nguy cơ rủi ro cao vì phụ thuộc tuyển sinh.

Cần tận dụng tốt các thế mạnh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, ĐH Huế hiện còn nhiều thế mạnh. Việc tận dụng hiệu quả thế mạnh sẽ giúp ĐH Huế trong công tác đào tạo và tuyển sinh. Đó là:

ĐH Huế có số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc “top” đầu cả nước với 2.099 giảng viên và 300 nghiên cứu viên, 268 giáo sư (GS), phó GS, 218 giảng viên cao cấp, 651 tiến sĩ, 1.433 thạc sĩ; 30 GS danh dự người nước ngoài cùng hàng trăm GS, phó GS bán cơ hữu và thỉnh giảng. Tính chung,  toàn ĐH Huế, tỷ lệ giảng viên chiếm 61,5% tổng số cán bộ viên chức; tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên là 28,4%; tỷ lệ GS và phó GS/giảng viên là 11,5%.

Hiện, đã có 7/8 trường hoàn thành đánh giá ngoài và phần lớn được công nhận đạt tiêu chuẩn với kết quả trên 80%. Ngoài ra, ĐH Huế đã thực hiện đánh giá ngoài trong khuôn khổ dự án Share và tiếp cận hệ thống kiểm định các trường ĐH khu vực Đông Nam Á.

Cần chiến lược và giải pháp toàn diện, đó là điều chắc chắn! ĐH Huế sẽ tái cấu trúc sau mùa tuyển sinh 2018. Song thực tế, quy hoạch lại các ngành nghề phải tính toán kỹ. Đa ngành, đa lĩnh vực là lợi thế, nhưng với 119 ngành đào tạo và có sự chênh lệch lớn về điểm chuẩn, lượng thí sinh và nhiều đơn vị không tuyển đủ chỉ tiêu cho thấy có sự bất hợp lý. Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế, lâu nay, ĐH Huế và các trường đang dựa trên cơ sở nguồn lực có thể đào tạo (số lượng giảng viên, cơ sở vật chất…) để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, song thực tế tình hình tuyển sinh hiện nay cho thấy cần phải thay đổi và có thể sẽ giảm chỉ tiêu. Trong phương án tái cấu trúc, sẽ nhóm các ngành lại và tập trung một số ngành mũi nhọn để phát triển. Những ngành khó tuyển có thể tạm dừng, nhưng cũng có thể nghiên cứu mở thêm ngành theo xu hướng của thế giới và ngành xã hội đang cần. Riêng các ngành khoa học cơ bản và năng khiếu sẽ có cơ chế đặc thù. Phương án rà soát được thực hiện từ cấp khoa, trường (hay phân hiệu, khoa trực thuộc) lên ĐH Huế.

Trước vấn đề tự chủ, mỗi trường một mục tiêu nhưng đều phải tìm cách vượt khó. Cụ thể là đa dạng hóa hình thức đào tạo bên cạnh tuyển sinh truyền thống. Mỗi đơn vị với đặc thù ngành nghề có thể đẩy mạnh đào tạo các chứng chỉ hoặc văn bằng 2, chẳng hạn ngoại ngữ, nghiệp vụ báo chí, luật… Nhiều đơn vị liên kết doanh nghiệp tốt có thể mở rộng hợp tác tìm nguồn thu từ nghiên cứu khoa học (NCKH) hoặc các hỗ trợ về đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ các dự án, nguồn lực. Riêng ĐH Huế, đang hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung đầu tư để có sản phẩm mang tính ứng dụng và tạo nguồn thu. Hướng giải pháp này rất khả quan nhưng cần tạo được sự đồng lòng, phải thu hút được các nhà khoa học giỏi.

Theo một số chuyên gia, ĐH Huế cần tái cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn nhưng hiệu quả. Mô hình ĐH Huế hai cấp có thuận lợi nhưng cũng tồn tại một số hạn chế, không ít ý kiến cho rằng bộ máy cồng kềnh, vì thế phải thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập một số đơn vị theo hướng phù hợp, tinh giảm bộ máy. Cơ cấu nhân sự nhưng cần lưu ý phải giữ chân đội ngũ giỏi.

Trong chuyến công tác đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương xây dựng đô thị ĐH. ĐH Huế phối hợp với các cơ quan, ban ngành phải thực hiện nhanh quá trình quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng cơ sở. Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học (CNSH) ĐH Huế, trở thành trung tâm CNSH cấp Quốc gia tại miền Trung. Đó là cơ hội để giải quyết khó khăn của NCKH qua đó tạo nguồn thu nên cần bám sát các mục tiêu của lộ trình. Khi hình thành Viện CNSH theo mô hình mới, phải tận dụng triệt để, giải quyết tốt bài toán chung – riêng trong NCKH, nhất là cơ sở vật chất nhằm phát huy tối đa hiệu quả.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

TIN MỚI

Return to top