ClockThứ Tư, 16/08/2017 08:42

Đại lễ Vu Lan 2017: Đưa tinh thần đạo hiếu thành hơi thở cuộc sống

Chiều 15/8, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức chương trình cho biết, chương trình Đại lễ Vu Lan “Đạo hiếu và dân tộc” năm 2017 sẽ diễn ra vào tối 31/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tỏ lòng thành kính, cầu mong những điều tốt lành.

Đây chính là dịp tôn vinh, đề cao đạo hiếu trong đạo Phật cũng như trong văn hóa dân tộc, đưa tinh thần đạo hiếu thành hơi thở, nhịp sống của mỗi gia đình và trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt.

Đạo báo hiếu là tâm thái và hành vi tích cực được khởi đầu từ nền tảng gia đình đến xã hội và hướng đến nhân loại trên khắp địa cầu. Nếu mỗi người đều sống được với đạo lý tri ân, báo ân thì sẽ tạo ra một xã hội an vui, tương thân, tương ái.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Ngoài ý nghĩa tôn giáo, chương trình Đại lễ Vu lan “Đạo hiếu và dân tộc” năm 2017 còn là dịp để tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ; Biểu dương những tấm gương hiếu thảo tiêu biểu ở mọi miền đất nước. Cùng với đó là chương trình văn nghệ đặc sắc, nội dung phong phú, kịch và tiểu phẩm về những tấm gương đạo hiếu.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Phó trưởng Ban Thông tin truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết, “tứ ân” (ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam bảo) là tiêu chí để lựa chọn các tấm gương hiếu thảo biểu dương tại Đại lễ.

Đây là những tấm gương đại diện, là nhân tố để thúc đẩy các hành động và tư tưởng đạo hiếu trong toàn xã hội. Để tôn vinh đúng người, Ban Tổ chức đã gửi công văn tới Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ban Trị sự Phật giáo 63 tỉnh, thành. Dự kiến sẽ có khoảng 10-15 tấm gương được tôn vinh trực tiếp tại Đại lễ.

Cũng tại Đại lễ, Ban Tổ chức sẽ trao quà cho các tấm gương hiếu thảo, các gia đình chính sách với tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng.

Theo Vietnamplus

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đạo hiếu trong nhà vườn xứ Huế

Tre già măng mọc, chuối sau cau trước là nguyên lý định vị không gian, từ đời sống thường nhật lại mang đậm tính thiêng đặc trưng của gia phong xứ Huế.

Đạo hiếu trong nhà vườn xứ Huế
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thăm, chúc tết các chức sắc tôn giáo

Chiều 23/1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thăm, chúc tết Hòa thượng Thích Đức Thanh, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tại chùa Bảo Quốc; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tại chùa Thiên Minh và Hòa thượng Thích Huệ Phước, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tại chùa Từ Lâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thăm, chúc tết các chức sắc tôn giáo

TIN MỚI

Return to top