ClockThứ Bảy, 01/08/2015 16:45

Đàm phán TPP kết thúc bế tắc vì "2% bất đồng"

TTH.VN - Cuộc đàm phán của Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia TPP tại Hawaii đã kết thúc sáng sớm 1/8, mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng khi vẫn còn “2% bất đồng”. 


Đàm phán TPP kết thúc mà chưa thể đạt được sự đồng thuận như kỳ vọng (Ảnh: AP)

Dẫn lời Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb, kênh ABC News cho biết 98% nội dung đàm phán đã hoàn tất, tuy nhiên vẫn còn một số ngành hàng các bên chưa thể đạt được sự đồng thuận như: dược phẩm, xe ô tô và ngành sữa.

Cụ thể, đàm phán đã phải ngừng lại sau khi bất đồng bùng phát giữa Nhật và các nước Bắc Mỹ liên quan đến mặt hàng ô tô. Trong khi New Zealand yêu cầu các nước phải mở cửa hơn nữa thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa.

Giai đoạn bảo hộ độc quyền đối với các mặt hàng dược phẩm thế hệ tiếp theo cũng là một nội dung chưa thể đạt được sự đồng thuận, mà Mỹ là nước đang không chịu nhượng bộ các bên còn lại.

Theo ông Robb, vấn đề lúc này chỉ còn nằm ở nhóm “bộ tứ” Mỹ, Canada, Nhật Bản và Mexico, những nền kinh tế lớn nhất trong số 12 thành viên đàm phán TPP.

Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman cho biết dù không có được thỏa thuận cuối cùng, các đoàn đã có “hơn một tuần gặp gỡ đầy tính xây dựng”.

“Chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể và sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết một vài vấn đề còn lại, mở đường cho việc kết thúc giai đoạn đàm phán TPP”, ông Froman nói với các phóng viên.

“Các bộ trưởng, nhà đàm phán, dời Hawaii với cam kết phát huy động lực từ cuộc gặp này bằng cách giữ liên lạc chặt chẽ trong lúc các nhà đàm phán tiếp tục những nỗ lực mạnh mẽ để tìm được tiếng nói chung”, đại diện đoàn chủ nhà Mỹ khẳng định.

Việc không thể có được một thỏa thuận được xem như thất bại với chính quyền Tổng thống Barack Obama, bởi TPP là đòn kinh tế của Washington trong chiến lược xoay trục sang châu Á, và là cơ hội để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc bàn thảo, với sự tham dự của hơn 650 nhà đàm phán, vẫn được tin là cơ hội cuối cùng để TPP kịp được thông qua tại Quốc hội Mỹ ngay trong năm nay. Điều này là rất quan trọng bởi 2016 là năm bận rộn với nước Mỹ khi mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về cuộc bầu cử Tổng thống.

Trong thông cáo của Đại sứ quán Mỹ ngày 1/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius ghi nhận những kết quả của Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP tại Hawaii. Ông Osius cho rằng "việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ giúp nước này đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện. Trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất".

Nhận xét của Đại sứ được củng cố thêm với kết luận của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson là việc Việt Nam tham gia TPP sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng đáng kể.

Mỹ và 11 quốc gia là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đang đàm phán để thực hiện một hiệp định tiêu chuẩn cao cho một khối chiếm gần 40% GDP toàn cầu.

Các bộ trưởng thương mại của Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam thông báo rằng sau hơn một tuần họp hiệu quả, họ đã đạt được tiến bộ đáng kể và sẽ tiếp tục làm việc về giải quyết một số lượng hạn chế các vấn đề còn lại, dọn đường cho việc kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

Các bộ trưởng và các nhà đàm phán đã rời Hawaii với cam kết phát huy đà tiến của cuộc họp này bằng cách duy trì liên lạc chặt chẽ, cùng lúc các nhà đàm phán tiếp tục tham gia tích cực để tìm tiếng nói chung. Các nhà đàm phán cũng sẽ tiếp tục làm việc để đưa những thành tựu đạt được trong tuần này trở thành văn bản chính thức.

Trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán, các nhà đàm phán tự tin hơn bao giờ hết rằng TPP hiện trong tầm tay và sẽ giúp cho việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Các tiến bộ đạt được trong tuần này phản ánh cam kết lâu dài của khối nhằm mang lại một hiệp định TPP đầy tham vọng, toàn diện và tiêu chuẩn cao sẽ giúp cho việc làm và tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Return to top