Dân hai huyện mệt vì chuyện bèo
TTH - Mưa lũ về muộn cộng với việc xử lý bèo lục bình trên sông Như Ý ở một số địa phương huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy thiếu đồng bộ, phối hợp dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây khó cho sản xuất nông nghiệp…
Tắc dòng, ô nhiễm
“Chưa bao giờ cây lục bình (hay còn gọi là bèo Nhật Bản) xuất hiện nhiều trên sông Như Ý như hiện nay”- đó là lời tâm sự pha chút lo lắng của hàng trăm nông dân ở trong vùng con sông này cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Loài cây ngoại lai này đang “tấn công” dòng sông Như Ý với nhiều nơi mật độ dày đặc, dòng nước gần như không chảy, xâm nhập vào trong nội đồng gây ô nhiễm môi trường cục bộ và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
![]() |
Nhiều đoạn sông ở huyện Phú Vang phủ đầy lục bình |
Tại Phú Mỹ (huyện Phú Vang), ông Nguyễn Đức Phú, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Hàng năm, UBND huyện đều giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ nguồn vốn khoảng 24 triệu đồng để địa phương chi trả cho đội thu gom vớt bèo lục bình trên sông Như Ý. Riêng ngân sách của xã năm nay chi thêm 9 triệu đồng để vớt bèo nhưng vẫn không hiệu quả”.
Bèo xuất hiện nhiều nơi, không xử lý hết dẫn đến rác thải ứ đọng, rau muống mọc đan xen kết thành tảng làm sông Như Ý chảy qua địa bàn xã Phú Mỹ như “mắc nghẹn”. Khi vớt bèo tấp lên bờ cũng gây ô nhiễm môi trường các khu dân cư.
“Tháng 9 vừa qua, có trận mưa đầu mùa, bèo lùa về “mắc kẹt” ở cầu Cầu Long gây áp lực lên thành cầu. Địa phương phải huy động đội vớt bèo khơi thông, nếu không cầu sẽ sập”, anh Phú cho biết.
Cây lục bình xuất hiện nhiều vào tầm tháng 5-8. Không chỉ dày đặc trên đoạn sông dài 6km chảy qua địa bàn xã Phú Mỹ từ thôn Dưỡng Mong về giáp xã Phú Hồ mà còn xâm nhập vào trong nội đồng thông qua các con hói trên chiều dài gần 3km. Trong khi đó, các xứ đồng ở đây muốn lấy nước tưới đều buộc phải vớt bèo để khơi thông dòng chảy. Đường thủy đạo dẫn ra cống Sáu Cửa do bèo ứ đọng, các hộ nuôi trồng thủy sản cũng bị thiệt hại.
Nói về tình hình sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Thọ, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX NN Phú Mỹ 2 cho biết: “Hàng năm, HTX cũng phải bỏ ra 15-20 triệu đồng và huy động các đoàn thể ra quân để xử lý bèo lục bình trên các nhánh sông phụ. Việc nguồn nước bị ứ đọng, ô nhiễm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu, năng suất của 70 ha lúa trên toàn bộ 212 ha lúa đưa vào sản xuất hàng năm của HTX”.
Tại xã Phú Hồ (huyện Phú Vang), xã Thủy Thanh, Thủy Tân (thị xã Hương Thủy), hàng năm cũng được cấp trên phân bổ từ 10-20 triệu đồng để xử lý bèo lục bình. Trong khi việc xử lý bèo trên nhánh chính của sông Như Ý chưa hiệu quả do bèo đẻ nhanh thì bèo ở vùng nội đồng gần như “bỏ ngỏ” bởi không có kinh phí.
Anh Dương Văn Quyết, Cán bộ Địa chính - Môi trường xã Phú Hồ cho hay: “Sông Như Ý chảy qua địa bàn xã khoảng 7km từ trên chợ Sam về cầu Nam Dương (thôn Lê Xá Tây). Địa phương được giao nhiệm vụ xử lý bèo ở khúc sông khoảng 3km từ trạm bơm Lê Xá Tây đến trạm bơm Thủy Thanh. Thế nhưng khi vừa xử lý xong được ít tháng thì bèo trên thượng nguồn các xã lại đổ về.”
Theo ghi nhận của chúng tôi, do năm nay không có lũ, bèo không đẩy về sông Đại Giang được nên ở khu vực Nam Dương- Trung Chánh (xã Phú Hồ), bèo xuất hiện dày đặc. Việc xử lý bèo ở nhánh sông chính được đưa lên bỏ “phơi” trên bờ đê, các tuyến đường cũng gây ô nhiễm cho các khu dân cư.
Xử lý thiếu đồng bộ
Việc không xử lý dứt điểm, bèo lục bình “đẻ” rất nhanh nên hiện nhiều địa phương ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy đang “đổ lỗi” cho nhau trong việc xử lý loài cây ngoại lai này.
Anh Nguyễn Đức Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ cho hay: “Do sông Như Ý khi đi qua địa bàn xã chảy về các địa phương khác “không có đường thoát”, trong khi các xã khác xử lý bèo không kỹ dẫn đến bèo bị đổ dồn về. Hiện sông Như Ý chảy qua địa bàn xã như một cái “túi” đựng bèo vậy”.
Không chỉ sông Như Ý, do năm nay không có lũ nên các con sông khác trên địa bàn tỉnh như Phổ Lợi, Lợi Nông, Đại Giang, Ô Lâu… cũng bị bèo tây “tấn công” dữ dội. Nhiều nơi mặt sông đã trở thành “đất liền”, nguồn nước ứ đọng ảnh hưởng môi trường, giao thông đường thủy. Hiện các địa phương đang tích cực có các phương án xử lý bèo lục bình.
|
Còn tại xã Phú Hồ, anh Dương Văn Quyết, Cán bộ Địa chính- Môi trường xã lại cho rằng: “Do nước ở thượng nguồn và hạ nguồn thay đổi liên tục, các địa phương như Thủy Thanh, Phú Mỹ không vớt bèo dẫn đến dưới này vừa xử lý xong thì chỉ thời gian ngắn là bèo đổ về ken kín dòng sông như cũ. Vì thế, cần có một quy chế chung phối hợp xử lý giữa các địa phương câu chuyện mới mong có hồi kết”.
Trong khi các địa phương đang loay hoay với cây bèo lục bình, xã Thủy Thanh đã đưa ra giải pháp dùng tre chắn sáo chắn hai đầu quãng sông trên chiều dài 3km từ trạm bơm Lương Sá Bàu về cầu Sam (chiều dài đoạn sông xã được “phân cấp” xử lý bèo) để vớt bèo trên đoạn sông này, ngăn không cho bèo các nơi khác trôi đến.
Các địa phương như huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy hàng năm đều bỏ ra trên dưới 100 triệu đồng trang cấp cho các xã để xử lý vớt bèo. Ông Dương Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết: “Hàng năm UBND thị xã đều phân bố kinh phí khoảng 80 triệu đồng về cho các địa phương xử lý bèo lục bình. Việc vớt bèo lục bình không hiệu quả do khi xử lý thiếu sự phối hợp đồng nhất giữa các địa phương. Đề nghị cần giao cho một đơn vị thủy nông để có sự quản lý chung, chủ động trong quy trình xử lý loài cây ngoại lai này.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
- Phong Điền: Gặp mặt tân binh lên đường nhập ngũ năm 2021 (26/02)
- Tập đoàn năng lượng dầu khí ENI tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên Huế (26/02)
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ (26/02)
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân (26/02)
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH (26/02)
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới (26/02)
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai (26/02)
- Kiên trì mục tiêu kép (26/02)
-
Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
- Công an thị xã Hương Trà: Đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tội phạm
- Cải cách hành chính bắt đầu từ yếu tố con người
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải trong quy hoạch Thứ trưởng trở lên
- Hậu quả đáng tiếc
-
Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ viện phí cho khách hàng
- Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường
- Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm mai cảnh
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Cuộc chiến không khoan nhượng
- Từ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân
- Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021
- Phải làm rõ và xử lý nghiêm khắc
- Va vào gác chắn tự động, người đàn ông thoát chết hy hữu
-
Tập đoàn năng lượng dầu khí ENI tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên Huế
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới
- Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VII