ClockThứ Năm, 23/10/2014 13:12

Dân tái định cư Bình Thành thiếu đất sản xuất

TTH - Sau gần 10 năm chuyển đến nơi ở mới, 293 hộ dân các thôn Hòa Bình, Hòa Thành, Bình Dương và Bồ Hòn (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà) thuộc khu tái định cư (TĐC) lòng hồ Tả Trạch và thủy điện Bình Điền vẫn đối mặt với tình trạng thiếu đất sản xuất.

Khổ vì thiếu đất 

Hiện, 4 khu TĐC vẫn còn 23 hộ nghèo, chiếm gần 1/2 số hộ nghèo của xã. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 chỉ đạt chưa đến 12 triệu đồng/người, vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.

Để nhường đất xây dựng dự án công trình hồ Tả Trạch, năm 2004, 193 hộ dân xã Dương Hòa đã để lại nhà cửa, ruộng vườn chuyển đến 3 khu TĐC mới gồm: Hòa Thành, Hòa Bình và Bình Dương. Trung bình, mỗi khu TĐC từ 50-80 hộ. Đến nay, đã tăng lên 236 hộ/3 khu TĐC. So với nơi ở cũ, cơ sở hạ tầng nơi ở mới khang trang hơn, có đường bê tông, có điện, có trường. Thế nhưng, lại thiếu đất sản xuất. Chị Hồ Thị Cạnh ở thôn Bình Dương nói: “Mặc dù lúc chuyển đi, bà con được hứa hẹn “đổi đất lấy đất” (theo nguyên tắc giá trị ngang bằng) nhưng đến nay chẳng thấy”. Đến nơi ở mới, do diện tích đất đa phần đã được giao cho các lâm trường quản lý nên số đất còn lại để bố trí cho bà con sản xuất rất thấp. Ông Nguyễn Chua, thôn Hòa Bình cho biết: “Trước đây, gia đình có 2 ha đất, nhưng đến đây, chỉ được cấp 5 sào. Đất đã thiếu, lại cằn cỗi, có cần cù chịu khó mấy cũng khó tăng năng suất sản lượng”.
Thiếu đất, vấn đề việc làm đang là bài toán khó đối với chính quyền và người dân Bình Thành. Đa số bà con không có việc làm, chủ yếu đi làm thuê làm mướn. Nghề te, chặt và khai thác gỗ rừng trồng là chính nhưng thu nhập rất bấp bênh. Chị Hồ Thị Cạnh buồn bã: “Cả tháng vừa rồi, hai vợ chồng đi làm chưa đến 10 ngày, còn lại ngồi không. Nghề ni chỉ trông trời nắng ráo, mưa là chịu”.       
Cùng với 3 khu TĐC của dự án lòng hồ Tả Trạch, khu TĐC Bồ Hòn với 57 hộ được khai sinh năm 2006 khi dự án thủy điện Bình Điền triển khai. Người dân ở đây trước định cư ở xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), đa phần là người dân tộc Cơ Tu. Chị Nguyễn Thị Chiết, người thôn Bồ Hòn kể: “Nơi ở cũ, đất đai bạt ngàn không có sức mà làm, về đây chỉ được cấp 3 sào đất, trồng sắn, trồng sả nhưng cũng không lên nổi, có sức mà đành chịu”.
Cần một giải pháp
Bình Thành có diện tích đất tự nhiên 6.362 ha, trong đó trên 70% diện tích đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, có đến 3.700/4.600 ha rừng là của các lâm trường và công ty quản lý. Ông Nguyễn Trung Thành, Bí thư Đảng ủy xã Bình Thành cho biết: “Hầu hết các hộ khi về TĐC trên địa bàn chỉ được cấp bình quân 0,2ha-1ha đất nông nghiệp, trong khi công ăn việc làm không ổn định, lao động dôi dư nên đời sống người dân ngày càng khó khăn. Tình trạng này nếu tiếp diễn thì có nguy cơ tái nghèo cao. Nhiều lần tiếp xúc với các ban ngành, chính quyền địa phương đều kiến nghị với các cấp hỗ trợ thêm đất sản xuất cho người dân từ đất của các công ty, lâm trường và ban quản lý nhưng chưa có kết quả. Xã cũng đang làm báo cáo phản ánh tình trạng thiếu đất sản xuất để trình các cấp có thẩm quyền xem xét”.
Để giải bài toán tạo thu nhập ổn định cho người dân cần đảm bảo giao và cấp đủ đất sản xuất cho bà con ở các thôn tái định cư; đồng thời, tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Nhưng qua rà soát, thực tế quỹ đất ở Bình Thành không còn, nếu không có sự hỗ trợ giao đất từ các đơn vị, lâm trường thì phương án đất đổi đất là không khả thi. “Chúng tôi cũng có đề xuất phương án đền bù bằng tiền hợp lý cho người dân nhưng được biết kinh phí phải chờ Trung ương cấp, ông Nguyễn Trung Thành cho hay. 
Trước mắt, để đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, xã đã phối hợp triển khai một số lớp đào tạo nghề may để cung cấp lao động cho doanh nghiệp may tại địa phương. Đồng thời, phát triển một số ngành nghề phụ mà Bình Thành có thế mạnh như: cưa xẻ gỗ, sản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và gia trại; đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ mua bán, chế biến nông sản, thương mại, làm trung gian thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương.
Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top