ClockThứ Tư, 11/01/2017 13:46

Dân UAE không còn được nuôi thú hoang dã

Từ tháng 1/2017, dân UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) không còn được nuôi báo Cheetah, sư tử, cọp... - thú nuôi vốn là biểu trưng quyền uy của giới nhà giàu tại đây.

UAE kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ các di sản văn hoá trong xung độtThủ đô Abu Dhabi xây dựng công viên chủ đề Warner Bros trị giá 1 tỷ USDUAE: Xăng rẻ hơn nước uống

Hoàng tử Dubai - Hamdan bin Mohammed Al Maktoum, đưa hình chụp với sư tử trắng lên instagram

Lý do là vì UAE đã thông qua luật cấm nuôi và buôn bán động vật hoang dã. Những cá nhân sở hữu hoặc thuần hóa động vật hoang dã bị phạt đến 136.000 USD hoặc ngồi tù.

Hãng tin CNN cho biết theo luật, những ai bị phát hiện đi dạo với thú cưng là báo Cheetah, cọp, sư tử ở nơi công cộng - điều rất bình thường tại UAE từ trước đến nay - sẽ bị tịch thu thú nuôi và phạt tù tối đa 6 tháng.

Luật này có hiệu lực tức khắc và tất cả những ai đang nuôi động vật hoang dã phải giao nộp thú nuôi cho nhà chức trách.

Elsayed Mohamed - giám đốc Quỹ quốc tế bảo vệ động vật (IFAW) khu vực Trung Đông, nói: "Vấn nạn ở khu vực Trung Đông là người dân có xu hướng giữ động vật hoang dã làm thú nuôi".

Thậm chí Hoàng tử Dubai - Hamdan bin Mohammed Al Maktoum đã nhiều lần đưa hình lên instagram chụp hình với sư tử.

Một chú báo Cheetah bên chiếc xe hơi đắt tiền của "đại gia" UAE

Ronel Barcellos - giám đốc Trung tâm Đời sống hoang dã Abu Dhabi, UAE nói: "Tôi hạnh phúc vì thấy luật đã được thông qua nhưng cần phải đảo bảm nó được thi hành nghiêm chỉnh".

Jasim Ali, người chuyên chăm sóc thú hoang dã bị bỏ rơi nói: "Nếu ai đó mua một con thú đắt tiền, anh ta muốn chứng tỏ có đủ tiền để mua bất cứ thứ gì. Nếu anh ta thuần hóa một con sư tử, anh ta muốn chứng tỏ lòng dũng cảm. Nhưng đó không phải là dũng cảm, đó là vi phạm quyền động vật".

TRAFFIC, Mạng lưới theo dõi buôn bán động vật hoang dã ước tính ngành công nghiệp buôn bán động vật hoang dã mỗi năm trị giá hàng trăm triệu USD.

Theo nhiều tổ chức bảo vệ động vật, nhiều thú nuôi hoang dã bị nhốt trong chuồng chật hẹp, bị xích và khi trở thành gánh nặng cho chủ, thường bị bỏ rơi.

Trước đó, vào ngày 30-12-2016, Trung Quốc tuyên bố vào cuối năm 2017 sẽ cấm buôn bán ngà voi. Các tổ chức bảo tồn vui mừng cho biết quyết định này mang tính "lịch sử và bước ngoặt" đối với tương lai loài voi.

Theo nhiều báo cáo, Trung Quốc là thị trường ngà voi lớn nhất thế giới, chiếm gần 70% tổng số ngà voi tiêu thụ.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện của chị Mười

Xã Quảng Nhâm (A Lưới) hầu như ai cũng biết đến cái tên Nguyễn Thị Mười, một phụ nữ năng động, tận tâm với phong trào. Chị còn triển khai nhiều mô hình kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ con giống cho hộ khó khăn.

Chuyện của chị Mười
Return to top