Đang tuyệt vọng, Pháp tìm được cứu tinh cho Mistral?
TTH.VN - Ả-rập Xê-út đang trong tiến trình tăng cường năng lực quân sự và gần đây đang tập trung vào lực lượng hải quân. Khả năng mua hai siêu tàu chiến Mistral mà Pháp ban đầu định đóng cho Nga có thể là trọng tâm trong nỗ lực của Ả-rập Xê-út nhằm tăng cường sức mạnh hải quân cho họ.
![]() |
Tàu Mistral |
Lý do chính khiến Riyadh cần đến những tàu chiến tối tân như Mistral rất đơn giản: những chiếc tàu tấn công đổ bộ này là lý tưởng cho việc thể hiện sức mạnh ở vùng duyên hải hoặc nó có thể đóng góp một phần cho dự án chung của Ả-rập mà Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Sisi và Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman thông báo hồi đầu tháng này.
"Chắc chắn là trong kho vũ khí của
Ả-rập Xê-út cũng có lợi khi sử dụng những chiếc tàu Mistral ở bên trong và xung quanh vùng Vịnh Perisa, đặc biệt là gần các đảo Abu Musa, Greater Tunb và Lesser Tunb. Những hòn đảo này hiện đang nằm trong quyền kiểm soát của
Ả-rập Xê-út chưa xác nhận thông tin rằng nước này quan tâm và sẵn sàng mua những chiếc tàu Mistral của Pháp nhưng tổ chức Stratfor khẳng định họ có được thông tin này từ những nguồn tin riêng thực sự của họ. Nếu Ả-rập Xê-út xác nhận tin đồn, nước này có thể là người thanh toán cho hợp đồng nhưng hai chiếc siêu tàu Mistral nhiều khả năng sẽ neo đậu ở Ai Cập.
"Giả sử Ả-rập Xê-út bỏ tiền ra mua hai chiếc tàu Mistral, Ai Cập sẽ được hưởng lợi từ việc được giữ một hoặc cả hai tàu Mistral ở trong hạm đội của họ. Hơn nữa, Ai Cập đang tham gia vào một số cuộc xung đột trong khu vực mà ở đó việc triển khai một chiếc tàu Mistral có thể có ích. Cuộc xung đột ở
Nếu việc mua bán trên xảy ra, Ả-rập Xê-út và Ai Cập sẽ phải giải quyết một số thách thức, trong đó có việc tân trang lại những chiếc tàu Mistral vốn được đóng riêng theo các tiêu chuẩn của Nga, tiến hành đào tạo, huấn luyện thủy thủ để vận hành con tàu đồng thời mua những chiếc trực thăng dành riêng cho hai chiếc tàu chiến tấn công đổ bộ nói trên.
Trước đó, báo chí Pháp từng đưa tin, Ai Cập và Ả-rập Xê-út đang nghiêm túc xem xét việc mua lại những chiếc tàu lớp Mistral. Các nước khác được cho cũng quan tâm đến tàu Mistral bao gồm
Tuy nhiên, cách đây không lâu, Thượng nghị sĩ Pháp Helene Conway-Mouret tỏ ý hoài nghi về thông tin nhiều nước đang muốn mua lại hai chiếc tàu chiến tối tân lớp Mistral sau khi hợp đồng với Nga chính thức bị hủy bỏ. Theo vị nghị sĩ cũng là phát ngôn viên của Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới (CAWAT), “hiện tại, việc tạo ra một ấn tượng trên báo giới như thể nhiều người mua quốc tế đang tranh giành nhau hai chiếc tàu Mistral là rất có lợi cho Pháp. Tôi tin rằng, trên thực tế, không phải như vậy. Đây là một câu chuyện rất lâu dài và Pháp khó có thể bán những chiếc tàu Mistral một cách nhanh chóng”
Nga đã ký hợp đồng mua 2 siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp với trị giá 1,2 tỉ euro (1,5 tỉ USD) từ hồi tháng 6 năm 2011. Theo hợp đồng, Pháp phải bàn giao chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok cho Nga vào ngày 14/11 năm ngoái trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraina nổ ra hồi năm ngoái đã kéo theo cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi cho Moscow đứng đằng sau cuộc khủng hoảng ở Ukraina , châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nước này. Dù Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên nhưng Mỹ và đồng minh EU vẫn gây sức ép với
Kết quả là hồi đầu tháng này, Pháp và Nga đã chính thức ký thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng tàu chiến lớp Mistral.
Ngay sau khi hợp đồng Mistral giữa Nga và Pháp mất hiệu lực, giới chức và báo chí Pháp rộ lên tin về việc rất nhiều nước muốn mua lại những con tàu hiện đại này nhưng không có thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào được đưa ra. Trong khi
Theo Vnmedia
- Kinh tế sẽ phục hồi từ COVID-19 nhanh hơn những cuộc khủng hoảng trước đây (09/03)
- Phát hiện 36 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Lào (09/03)
- Ngân hàng đầu tư nước ngoài điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2021 (09/03)
- Thủ tướng Campuchia ra thông điệp khẩn trong đêm (09/03)
- 'Kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng quá nóng khi phục hồi sau đại dịch" (09/03)
- UNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tế (09/03)
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II (08/03)
- ADB công bố dữ liệu hỗ trợ giao thông vận tải bền vững hơn ở châu Á (08/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19