ClockThứ Tư, 17/01/2018 14:52

Đánh bom hạt nhân: các cách để đối phó và sống sót

TTH.VN - Theo các phương tiện truyền thông, Mật vụ Hoa Kỳ tin rằng Triều Tiên sở hữu khoảng 60 loại vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, vào tháng 11/2017, Bắc Hàn đã thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo mới gọi là Hwasong-15 có khả năng tấn công bất cứ thành phố nào ở Mỹ.

"Thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những thành tựu quan trọng nhất"Ngày quốc tế xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân 26 tháng 9Thủ tướng Đức đề xuất đàm phán hạt nhân nhằm chấm dứt căng thẳng Triều TiênNhật kêu gọi nỗ lực phi hạt nhânChủ tịch hội nghị LHQ nhấn mạnh nhu cầu về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Và tương lai về một cuộc chiến tranh hạt nhân đang đến gần với nhân loại hơn bao giờ hết; và do đó, bất cứ ai cũng nên dè chừng và chuẩn bị cho các thảm họa mà nó sẽ gây ra, và hơn hết, là các cách đối phó và sống sót. Sau đây là một số thông tin và lời khuyên từ các chuyên gia nghiên cứu về phóng xạ và bom hạt nhân.

Những quả bom hạt nhân sẽ không chỉ gây ra những tàn phá về cấu trúc nơi mà chúng phát nổ, mà chúng còn khiến những người sống sót bị phơi nhiễm bởi mức độ phóng xạ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Một vụ nổ hạt nhân sẽ gây ra một đám mây hình nấm khổng lồ. Ảnh: Shutterstock

David Brenner, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tia X của Đại học Columbia, Hoa Kỳ nói với Fox News rằng, tùy thuộc vào kích cỡ của quả bom, tất cả mọi người trong vòng nửa dặm từ tâm chấn của vụ nổ sẽ tử vong ngay lập tức.

Ông nói rằng một vấn đề không kém phần nguy hiểm khác chính là chất phóng xạ còn sót lại được thải vào bầu khí quyển sau khi vụ nổ hạt nhân diễn ra. Nó trông giống như một đám mây hình nấm khổng lồ và, một khi phóng xạ bắt đầu rơi, mặt đất sẽ bị bao phủ hoàn toàn bởi các chất phóng xạ nguy hiểm.

Brenner nói: "Nguồn phóng xạ mà chúng ta bị phơi nhiễm chủ yếu là chất phóng xạ có trên mặt đất”.

"Các hiệu ứng tức thời của việc phơi nhiễm có thể là tử vong, hoặc bạn có thể bị hội chứng cấp tính bức xạ khiến mình có thể chết trong vài phút hoặc vài giờ. Một số các triệu chứng sẽ diễn ra với bạn khoảng vài tuần sau đó và có thể để lại tác động lâu dài như nguy cơ ung thư”, Brenner, người đã nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ trong các môi trường khác nhau, từ xạ trị ung thư và chụp cắt lớp CT để chụp quang tuyến X quang đến khủng bố phóng xạ và tương lai của điện hạt nhân cho hay.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, hội chứng bức xạ là một bệnh cấp tính do chiếu xạ toàn bộ cơ thể bởi một liều lượng bức xạ cao trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào loại và lượng bức xạ, thời gian phơi nhiễm và phần thân thể bị phơi nhiễm. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu và tiêu chảy. Các triệu chứng này thường bắt đầu trong vòng vài phút hoặc vài ngày sau khi phơi nhiễm.

Có ba loại hội chứng bức xạ nghiêm trọng: tủy xương (1), hệ tiêu hóa (2) và tim mạch và hệ thần kinh trung ương (3)

Ở loại thứ nhất, sự hủy hoại của tủy xương gây ra nhiễm trùng và xuất huyết và có thể gây tử vong trong vòng vài tháng. Loại hội chứng về hệ tiêu hóa gây ra những biến đổi huỷ hoại và không thể chữa lành trong đường tiêu hoá và tử vong thường xảy đến trong vòng hai tuần; và hội chứng thứ ba thường gây ra tử vong trong vòng ba ngày do sự sụp đổ của hệ tuần hoàn và tăng áp lực trong khoang sọ.

Nếu những người sống sót có thể đến được bệnh viện, thì ở đó có thể có những loại thuốc điều trị các hội chứng này.

"Một trong những điều kinh khủng xảy ra nếu bạn bị phơi nhiễm với một lượng lớn bức xạ là các tế bào bạch cầu của bạn sẽ bị phá hủy, vì vậy bạn cần phải kích thích tủy xương trong cơ thể để chúng làm việc gấp đôi để tạo ra tế bào máu mới”, Brenner nói. Ông giải thích: "Và có những loại thuốc giúp kích thích tủy xương hoạt động như vậy”.

Nhưng với rất nhiều tác động bất lợi đến sức khoẻ như vậy, thì mọi người có thể làm gì để sống sót qua một vụ đánh bom hạt nhân?

"Nếu bạn ở ngoài vòng bán kính nơi vụ nổ hoặc lửa cháy gây tử vong, điều tốt nhất nên làm là vào bên trong nhà ngay lập tức. Đừng cố gắng chạy trốn - bạn sẽ không biết hướng nào sẽ bị thổi tung và gió trên cao có thể thổi theo hướng khác với gió trên mặt đất ", chuyên gia về an toàn bức xạ Andrew Karam nói.

Ông nói: "Nếu bạn di chuyển dưới một đám mây lớn, thì khả năng bạn bị phơi nhiễm với một liều phóng xạ mạnh là rất cao”.

Karam nói thêm rằng bạn không nên cố gắng đón con cái của bạn từ trường học, hoặc đón người bạn đời của mình ở công sở. Có thể bạn khó cưỡng lại việc này, nhưng nếu bạn đang ở trong phạm vi của đám mây phóng xạ, việc ra ngoài có nghĩa bạn đã đưa lại cho mình nguy cơ phơi nhiễm bức xạ đủ để gây ra tử vong, cho bạn và cho cả con của bạn, ông nói.

Brenner cũng khuyên bạn nên ở trú ẩn trong một tòa nhà bê tông hoặc tầng hầm cách xa cửa sổ trong ít nhất một ngày hoặc hai ngày, cho đến khi bức xạ cực mạnh ở ngoài trời bị phân rã đi.

Brenner nói: "Các chất phóng xạ có tính bán hủy nên đơn giản là chúng sẽ phân hủy trong khoảng một hoặc hai ngày”.

Ngoài các bệnh do phóng xạ cấp tính, những người bị phơi nhiễm với liều lượng phóng xạ cao cũng có thể bị tổn thương da, như ngứa dữ dội, bỏng, loét và rụng tóc tạm thời.

Nếu bạn bị kẹt ở bên ngoài trong một vụ mây phóng xạ rơi, Brenner khuyên bạn nên cởi ngay quần áo và đi tắm ngay lập tức.

Thế Vĩnh (lược dịch từ New York Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất

Binh sĩ, lính cứu hỏa và nhân viên cấp cứu đang tiến hành những nỗ lực cuối cùng nhằm giải cứu những người sống sót vẫn còn bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất ngày đầu năm mới ở phía tây bắc Nhật Bản, khiến ít nhất 81 người chết và khoảng 50 người khác vẫn đang mất tích, tính đến chiều ngày 4/1.

Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất
Thông tin trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Ngày 24/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức lớp tập huấn "Công tác thông tin trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh" cho đại diện cán bộ phụ trách an toàn bức xạ (ATBX), nhân viên bức xạ tại các cơ sở trên địa bàn.

Thông tin trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lại

Các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra sẽ dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, so với những gì từng được ghi nhận trước đây, một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo, từ đó thúc đẩy lời kêu gọi khẩn cấp để xây dựng khả năng phục hồi nhanh.

Châu Á - Thái Bình Dương Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lại
IMF kêu gọi các nước thắt chặt tài khoá để kiềm chế lạm phát

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang thúc giục các quốc gia đang vật lộn với tình trạng lạm phát nhanh nhất trong ba thập kỷ qua thắt chặt chính sách tài khoá để giúp chế ngự tình trạng tăng giá và giảm bớt áp lực tăng lãi suất đối với các ngân hàng trung ương.

IMF kêu gọi các nước thắt chặt tài khoá để kiềm chế lạm phát
Return to top