ClockThứ Năm, 14/07/2016 14:14

Đánh dấu chủ quyền, tập quán hay của người Cơtu

TTH - Đến nay người dân Cơtu (huyện Nam Đông) vẫn còn giữ một tập quán khá đẹp. Đó là, tập quán “đánh dấu chủ quyền” trên những thứ mình tìm được khi đi rừng.

“Đánh dấu chủ quyền” hiểu đơn giản là làm dấu một cây, một vật gì đó mà người dân tìm được khi đi rừng, bằng cách phát, dọn dẹp xung quanh gốc cây đó, dùng rựa chặt một miếng nhỏ vào thân cây, chặt một đoạn cây bẻ gãy làm dấu mũi tên chỉ vào vật đó… Những người đi sau khi nhìn thấy dấu hiệu đó sẽ biết là vật đã có chủ và sẽ không khai thác nữa.

Cụ Phạm Văn Sừng thể hiện cách đánh dấu chủ quyền những thứ mình tìm được khi đi rừng.

Hàng chục năm về trước, tập quán đánh đánh dấu chủ quyền được thực hiện trên tất cả những thứ do người dân tìm được, như cây gỗ, cây mây, tre, nứa, tổ chim, tổ ong… nhưng gần đây khi  các sản vật rừng ngày càng khan hiếm, nên tập quán đánh dấu chủ quyền dần bị lãng quên chỉ còn giữ lại trong những người đi rừng lấy mật. Cụ Phạm Văn Sừng, người chuyên đi rừng lấy mật ong cho biết, để có được một tổ ong lớn, bọn mình phải theo dõi đường đi của con ong, lần theo nó để lần tới tổ, nếu tổ to, mật nhiều thì lấy, nếu tổ nhỏ, mật ít thì đánh dấu để sau này lớn mới đến lấy được”.

Việc đánh dấu chủ quyền của người Cơtu là một phần phong tục tập quán lâu đời của người dân nơi đây, trở thành “luật” trong tiềm thức mỗi người dân. Nó được tạo trên nền tảng ý thức tự giác, tôn trọng mọi người xung quanh của người dân. Theo người dân Cơtu, việc ra đời tập quán đánh dấu chủ quyền là có nhiều nguyên nhân như trong một thời gian ngắn người đi rừng chưa khai thác hết, đánh dấu để ngày sau tiếp tục khai thác; cây còn non, chưa đủ tiêu chuẩn khai thác; tổ ong còn nhỏ tiếp tục nuôi để sau này lấy mật nhiều hơn… Tập quán đánh dấu của người Cơtu nhằm nuôi dưỡng thiên nhiên, hạn chế tàn phá thiên nhiên.

Theo ông Phạm Văn Cường - Bí thư Đảng ủy xã Thượng Long, cho biết: Đồng bào dân tộc Cơtu tại Nam Đông trước đây sinh sống ở Quảng Nam; năm 1972, di dân về làm kinh tế mới ở Nam Đông thì văn hóa “đánh dấu chủ quyền” cũng đem theo về và đã có từ xa xưa, đến nay người dân đã không còn nhớ rõ. Phong tục, tập quán đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc và ý thức tự giác của bà con dân tộc, mỗi người đều phải tôn trọng cộng đồng”.

Tiến Vinh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử

Chủ quyền biển đảo là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ gắn với chủ quyền dân tộc và lợi ích quốc gia nên được các chính quyền, trong đó có chính quyền thời quân chủ Việt Nam rất quan tâm. Cuốn sách “Chủ quyền biển đảo của Nhà nước quân chủ Việt Nam trong lịch sử (từ chúa Nguyễn thế kỷ XVI đến năm 1945)” của PGS.TS. Đỗ Bang là công trình đáp ứng yêu cầu đó.

Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử

TIN MỚI

Return to top