ClockThứ Bảy, 13/01/2018 08:58

Đánh giá tổng quát hiệu quả chính sách an sinh

TTH.VN - Các Bộ ngành, địa phương cần đánh giá lại một cách tổng quát hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội gắn với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệp hội thương mại Mỹ: Dự thảo Luật An ninh mạng tăng chi phí của doanh nghiệpBồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninhTăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động APEC tại HuếThừa Thiên Huế và Đà Nẵng phối hợp đảm bảo an ninh trật tự vùng giáp ranhCảnh sát đường thủy ra quân đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông

 

Nội dung trên được nêu tại Thông báo Kết luật của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo năm 2017.

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng hoan nghênh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã chuẩn bị tốt Báo cáo đánh giá kết quả 05 năm (2012-2017) và năm 2017 và đề xuất nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ năm 2018.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần đánh giá lại một cách tổng quát hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội gắn với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc huy động và sử dụng các nguồn lực.

Theo ý kiến Phó Thủ tướng, việc xã hội hóa nguồn lực thực hiện các chính sách xã hội đã được các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp tích cực tham gia. Tuy nhiên, nỗ lực của bản thân người thụ hưởng chính sách còn những hạn chế nhất định. Một số vấn đề về chính sách xã hội chưa được quan tâm tuyên truyền đúng mức nên một bộ phận Nhân dân còn chưa thống nhất nhận thức về tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, năng suất lao động; việc rà soát chính sách xã hội đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực nhưng vẫn còn nhiều chính sách chồng chéo, nhiều chỉ tiêu chưa được lượng hóa, gây khó khăn cho việc thực hiện, đánh giá kết quả.

Rà soát chính sách chồng chéo

Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ chì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tập trung rà soát, thống kê các chính sách chồng chéo, trùng lắp để đề xuất lồng ghép chính sách theo lĩnh vực bảo đảm dễ theo dõi, dễ thực hiện và không dàn trải về kinh phí; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII theo phân công của Chính phủ, trong đó lưu ý cách xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế (bao gồm cả đối tượng hưởng chính sách trợ cấp xã hội và đối tượng tham gia bảo hiểm thương mại).

Đồng thời, nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền về giải quyết nợ đọng bảo hiểm xã hội từ 10 năm trở lên của doanh nghiệp giải thể, phá sản; đẩy mạnh đổi mới về giáo dục nghề nghiệp, nhất là dạy nghề nông thôn bảo đảm hiệu quả, thiết thực; khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thống nhất về thẻ an sinh xã hội bảo đảm an toàn, an ninh, tiết kiệm, coi đây là sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, trình Thủ tướng ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi được thông qua, nhất là đôn đốc, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy định về khám sức khỏe định kỳ đối với các đối tượng luật định (trẻ em, học sinh, người cao tuổi, người lao động có hợp đồng lao động)...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top