Thế giới Thế giới
Đánh thuế bồi thường thiệt hại khí hậu để giảm tình trạng ấm lên toàn cầu
TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 10/12 đưa tin, đánh thuế hành động khai thác nhiên liệu hóa thạch có thể hỗ trợ một phần vào các chi phí thiệt hại đang ngày càng tăng cao gây ra bởi thảm họa thiên nhiên như bão, cháy rừng, lũ lụt và nước biển dâng.
Cùng lúc, động thái cũng tạo nên động lực mạnh mẽ hơn trong công tác thúc đẩy thế giới loại bỏ năng lượng Carbon cao.
Thuế bồi thường thiệt hại khí hậu sẽ vào khoảng 5USD/tấn khí thải độc hại thoát ra môi trường. Ảnh: Devdiscourse
Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức từ thiện phi chính phủ Practical Action cùng nhiều tổ chức khác đề xuất, cho đến năm 2030, đánh “thuế bồi thường thiệt hại khí hậu” đối với những công ty dầu khí, than có thể mang về khoảng hơn 300 triệu USD/năm nhằm cứu trợ cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng của vấn đề ấm lên toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2021, mức thuế sẽ được áp dụng vào khoảng 5USD cho mỗi tấn khí thải thoát ra môi trường từ các mỏ dầu, than, khí đốt được khai thác từ mặt đất.
Một phần của khoản tiền thu được sẽ nhanh chóng chuyển đến tài khoản của Quỹ khí hậu xanh quốc tế, hoặc các cơ quan hoạt động vì mục đích tương tự nhằm hỗ trợ chi trả, bù đắp các khoản thiệt hại trên thế giới. Một phần khác của các khoản thuế sẽ được giữ lại tại các quốc gia có nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, giúp lao động tìm kiếm việc làm mới, đồng thời chi trả cho việc duy trì hạ tầng cơ sở xanh, sạch hơn tại các cộng đồng có thu nhập thấp.
Cho đến năm 2030, thuế bồi thường thiệt hại khí hậu sẽ là 5 USD, sau đó tăng lên thành 10 USD kể từ năm 2050 – khi phần lớn nhiên liệu hóa thạch đã được loại bỏ khỏi hệ thống năng lượng toàn cầu để tiến đến đạt được cam kết của chính phủ các nước đã đưa ra trong hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2015.
Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới (06/12)
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050 (06/12)
- Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn đang bế tắc (06/12)
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á (06/12)
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột (06/12)
- NATO nỗ lực tìm tiếng nói chung (05/12)
- Hệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giới (05/12)
- Australia thu nhỏ bộ máy chính quyền để tiết kiệm ngân sách (05/12)
-
Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Một phần tư người trẻ tuổi nghiện điện thoại thông minh
- Nhật-Ấn lần đầu tiên tổ chức các cuộc đàm phán an ninh “hai-cộng-hai”
- Zimbabwe đang đối mặt với nạn đói “do con người gây ra”
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Nền kinh tế toàn cầu bất ổn và đang xoay trục
-
ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Mỹ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ lần đầu tiên trong 70 năm
- Lượng nhập cư EU sang Anh thấp kỷ lục trong vòng 16 năm
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Philippines: Sơ tán hàng ngàn người trước cơn bão hiếm cuối mùa
- Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết
- Hàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seo
- Động lực cho một 'kỳ tích mới' trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
- Cuba phấn đấu sản xuất được năng lượng tái tạo đáp ứng 25% nhu cầu