ClockThứ Hai, 23/10/2017 05:57

Đào tạo nghề cho lao động miền núi: Cần chương trình phù hợp với đặc thù và kỹ năng

TTH - Lao động ở hai huyện Nam Đông và A Lưới có trình độ thấp, nên việc tiếp cận các ngành nghề rất khó khăn. Đa số, đồng bào thiểu số còn mơ hồ về ngành nghề và không biết lựa chọn ngành nào cho phù hợp.

Dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở các huyện miền núi vẫn đang gặp nhiều khó khăn

Cơ sở dạy nghề có, trang thiết bị có, giáo viên về tận nhà tuyên truyền, vận động, mở lớp dạy nghề lưu động tại địa phương nhưng số học viên chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Họ muốn làm công việc thời vụ, có tiền ngay. Đồng bào dân tộc chủ yếu là học nghề may nhưng họ tiếp thu kiến thức, kỹ năng chậm nên  không theo kịp chương trình. Thế nên, dù biết đi học nghề được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí học tập họ vẫn không mặn mà.

Trung tâm Dạy nghề huyện Nam Đông được đầu tư xây dựng khá khang trang nhưng hoạt động không hiệu quả dẫn đến thiết bị đào tạo dần xuống cấp, lãng phí. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề huyện Nam Đông, cho biết: “Trước đây, có một công ty may công nghiệp hoạt động trên địa bàn nên hơn 100 lao động học nghề để làm tại địa phương. Do vận chuyển hàng đường xa, kinh doanh không lãi, công ty đã chuyển về vùng đồng bằng nên dạy nghề cũng rơi vào cảnh chợ chiều”.

Thiếu tác phong công nghiệp nên việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty, đơn vị luôn là áp lực lớn. Thế nên, lao động ở miền núi thường xuyên thay đổi việc làm và nơi làm việc, thu nhập không ổn định. Chị Hồ Thị Nhung ở A Ngo (A Lưới) được giới thiệu vào làm việc tại công ty may ở TX. Hương Thủy. Làm được 1 tuần, nhớ nhà, nhớ con, Nhung bỏ việc lên lại A Lưới. Nhung ngập ngừng kể: “Tôi muốn về Huế làm việc để kiếm tiền, tích cóp sửa lại ngôi nhà. Nhưng làm được một tuần thì quá mệt mỏi khi liên tục làm hỏng sản phẩm. Chủ doanh nghiệp nói rất nhiều nhưng tôi không nghe kịp. Ngồi cả ngày ở xưởng may vừa mệt vừa nhớ nhà, giờ giấc lại nghiêm khắc nên tôi xin nghỉ”. Nhung và 10 người khác cùng ở huyện A Lưới nghỉ việc giữa chừng khi không chịu nổi áp lực công việc.

Ông Hồ Nam Đông, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện A Lưới, cho rằng, doanh nghiệp trong và ngoài nước lên A Lưới tuyển lao động với số lượng lớn nhưng họ không đi. Có một số người đi thì được chừng vài tháng lại quay về vì không đáp ứng được yêu cầu công việc. Học nghề với đồng bào dân tộc thiểu số đã khó, nhưng để họ sống bằng nghề  càng khó khăn gấp bội. Chỉ có những nghề nông lâm nghiệp là người dân có thể ứng dụng lâu dài. Ông Nguyễn Văn Thoản, Trưởng phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay: “Năm 2017, nguồn vốn phân bổ cho đào tạo nghề ở hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới là 150 triệu đồng/huyện. Các huyện sẽ đào tạo nghề về nông nghiệp, lâm nghiệp giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân”.

 Cần phải thấy rõ một thực tế là đào tạo nghề cho bà con dân tộc phải theo đặc thù, truyền thống của các dân tộc... và cần có chương trình đào tạo nghề riêng. Các ngành liên quan cần xây dựng chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp nên tổ chức sản xuất, phối hợp với đồng bào  sử dụng nguồn lực của địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động. Khi kết thúc khóa học, lao động nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí trong sản xuất cũng như tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở các huyện miền núi vẫn đang gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự hiệu quả. Nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân miền núi, vùng dân tộc thiểu số cũng không cao, ý thức tham gia còn hạn chế, nhưng không có nghĩa là không có nhu cầu. Vấn đề là làm thế nào để tuyên truyền cho người lao động hiểu được lợi ích của việc học nghề và việc đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với giải quyết việc làm, gắn kết giữa đào tạo với doanh nghiệp và xã hội; đào tạo theo nhu cầu, theo địa chỉ rõ ràng.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Return to top