ClockThứ Ba, 29/08/2017 11:26

Đất thiêng từ Trường Sa hòa vào đàn Xã tắc

TTH.VN - Sáng 29/8, tại Phu Văn Lâu (TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với báo Tuổi Trẻ tổ chức Lễ tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc. Ngay sau lễ tiếp nhận, phần đất thiêng từ Trường Sa đã được nhập vào đàn Xã Tắc. Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của Cố đô Huế, được xây dựng từ cuối mùa xuân năm 1806, sau khi vua Gia Long quy hoạch lại toàn bộ Kinh thành trên đất của 8 làng ở bờ bắc sông Hương. Đàn nằm ở phía tây Hoàng Thành, đúng theo nguyên tắc “tả Tổ, hữu Xã” (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống. Lễ tế Xã Tắc thuộc hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao và tế Miếu tổ tiên và được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều từng chủ trì lễ tế quan trọng này.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh hòa đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc

Do ý nghĩa và tính chất đặc biệt quan trọng của công trình, khi xây dựng đàn Xã Tắc, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo chỉ dụ của triều đình đều phải góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.

Trước đó, trong chuyến công tác vào tháng 5/2017 của Báo Tuổi Trẻ và Quân chủng Hải Quân mang đất thiêng từ khắp mọi miền của Tổ quốc ra đảo Trường Sa, đoàn đã mang những khuôn đất từ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa về với đất liền. Trong đó có một phần được hòa vào đàn Xã Tắc hôm nay. Hoạt động tiếp nhận đất Trường Sa vào đàn Xã Tắc có ý nghĩa như một sự khẳng định chủ quyền non sông liền một dải từ đất liền ra biển đảo, khẳng định khát vọng về một vùng biển hòa bình; đồng thời, tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm bám biển và khẳng định chủ quyền biển đảo.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3: Đảo xanh Song Tử Tây

Bốn giờ sáng, chúng tôi lên boong, tàu chầm chậm tiếp cận đảo Song Tử Tây. Trong tờ mờ sương, đảo hiện ra dưới ánh trăng thượng huyền lá lúa. Ánh đèn của ngọn hải đăng đang nhấp nháy, báo hiệu cuộc sống bình yên của cư dân trên đảo. Rồi bình minh, Song Tử Tây hiện lên trong nắng một đô thị xanh, rất đẹp giữa trùng khơi sóng vỗ.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3 Đảo xanh Song Tử Tây
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2: Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủ

Trong chúng ta, hẳn nhiều người đã nghe nhiều câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Dẫu vậy, khi bản thân chúng tôi chứng kiến, mới thấy mọi điều quá đỗi bất ngờ, bình dị mà thiêng liêng. Những người lính đối đãi với nhau rất chân tình và ứng xử với Nhân dân hết sức chu đáo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2 Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủ
Return to top