ClockThứ Ba, 05/09/2017 13:26

Dấu ấn của giáo dục đỉnh cao

TTH - Năm học 2016-2017, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế tạo dấu ấn về giáo dục đỉnh cao. Chất lượng giáo dục đại trà cũng đã tiến một bước mới trên nền hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) đã và đang được toàn xã hội quan tâm... Thầy và trò toàn ngành hân hoan bước vào năm học 2017-2018.

Đón mừng Hoài Lâm đoạt HC quốc tế trở về

Ghi nhận

CSVC của giáo dục Thừa Thiên Huế đang thay đổi từng ngày. Hệ thống trường tiểu học, kể cả những điểm trường ở thôn, bản xa đều bảo đảm cho học sinh quyền được học trong môi trường giáo dục an toàn. Hệ thống trường tiểu học (TH) đạt chuẩn là 72% (155/216 trường) và bậc trung học cơ sở (THCS) tỷ lệ này là 35%; riêng bậc mầm non có 206 trường và dù còn nhiều khó khăn nhưng đã có 31,55% đạt chuẩn. Chất lượng dạy và học của thầy trò các bậc học đều khởi sắc, trẻ thấp còi bậc mầm non, nhà trẻ giảm; học sinh phổ thông học yếu, hạnh kiểm xấu giảm đáng kể; tỷ lệ tốt nghiệp từ tiểu học đến THPT đạt từ 95,96% trở lên…

Điểm nhấn của giáo dục đỉnh cao năm học 2016-2017 là hai huy chương quốc tế (HCV sinh học, HCĐ tin học). Thành tích trong thi HSG, thi khoa học kỹ thuật, thi giải toán, tiếng Anh trên internet quốc gia, giáo dục đại trà cũng rất đáng tự hào khi số lượng và chất lượng được nâng lên một bậc. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS đều được các trường quan tâm toàn diện và hướng đến hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho HS bằng những chuyên đề chất lượng cao. Từ vùng quê đến thành phố, các HS đều được học bơi, học kỹ năng mềm, tham gia trải nghiệm sáng tạo tại chỗ; tham gia các sân chơi của tỉnh, của khu vực và toàn quốc, như TDTT, thi Robotacon, giao lưu Olympic toán, tiếng Việt, tiếng Anh, tin học và các trò chơi dân gian, vẽ tranh trên máy tính, cờ vua... một cách bình đẳng.

Chặng đường mới

Một năm mới với học sinh bắt đầu từ mùa khai giảng, nhưng với thầy, cô giáo và cán bộ quản lý, công tác chuẩn bị cho năm học mới đã bắt đầu từ trong hè. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn được mở liên tục với nhiều nội dung để đảm bảo cho các thầy, cô vào năm học mới với tâm thế tự tin. CSVC được đầu tư sửa chữa, xây mới, từ phòng học cho đến phòng chức năng….

Năm nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của Bộ GD&ĐT và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về giáo dục: Xây dựng GD&ĐT mạnh về phổ cập, giàu về dân chủ, nề nếp, kỷ cương, đậm nét về chất lượng giáo dục toàn diện, kỹ năng sống và chất lượng mũi nhọn, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của khu vực và cả nước.

Ngành GD&ĐT tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục; có giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các vùng miền, giữa các môn (nhất là ngoại ngữ), đổi mới cách chọn học sinh giỏi; tăng cường phối hợp, tranh thủ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa để tăng cường giáo dục kỹ năng sống; đẩy mạnh dạy tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Ngành chú trọng công tác dạy ngoại ngữ, triển khai mạnh mẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và bỏ các cuộc thi không cần thiết để giảm áp lực cho học sinh.

Theo TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT, ở góc độ nào đó chất lượng các bộ môn văn hóa của học sinh tỉnh ta vẫn còn hạn chế so với năng lực. Môi trường giáo dục được cải thiện và khá tốt so với tình hình chung hiện nay, nhưng vẫn có một bộ phận học sinh có khuynh hướng “bùng nổ” do mặt trái của mạng xã hội, thiếu sự quan tâm của gia đình, cộng đồng và sự nhận thức non nớt của các em... Bên cạnh dạy chữ, mỗi thầy, cô giáo cần đặc biệt quan tâm đến việc thu hút các em vào các hoạt động ngoại khóa để giảm thiểu bạo lực, tệ nạn, tai nạn học đường. Sự quan tâm này phải bắt đầu từ ngày đầu, giờ đầu của một năm học mới. Từ những chi tiết tưởng như rất nhỏ này, chúng tôi sẽ làm nên những thành tựu, tạo nên những đỉnh cao cho giáo dục Thừa Thiên Huế cho hôm nay và những năm sau nữa.

Hiện nay, nhiều trường đã thực sự quan tâm đến giáo dục toàn diện và xây dựng kế hoạch dài hơi và thực tế để giúp học sinh có kỹ năng sống cơ bản phù hợp với môi trường sống trong một xã hội đang đô thị hóa, công nghệ hóa… Đây là cách làm thiết thực giúp đánh tan những yếu tố bất thường tiềm ẩn trong học đường, giúp nền nếp kỷ cương ở một số đơn vị được siết chặt. Sự tiên phong trong định hướng trường học hiện đại trong từng chuyên đề nhỏ về giáo dục kỹ năng chính là những tín hiệu vui trước một năm học mới cho học trò cả tỉnh, giúp cho nền giáo dục của chúng ta ngày một ưu việt hơn.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

TIN MỚI

Return to top