ClockThứ Hai, 05/09/2016 14:13

Dấu ấn và thách thức

TTH - Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2021; đồng thời cũng là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Một trong những vấn đề nổi bật được ghi nhận trong năm học qua là lãnh đạo ngành giáo dục - đào tạo đã rất biết lắng nghe, kịp thời điều chỉnh cách tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016; không còn cảnh “lều chỏng” để đăng ký trường theo kiểu “chơi chứng khoán” hay phải thuê xe cấp cứu để đi nộp hồ sơ như năm trước. Trong giáo dục đại trà, việc đổi mới dạy, học, thi cử, quản lý cũng như tăng cường cơ sở vật chất có nhiều chuyển biến tích cực. Phương pháp dạy học đang hướng tới sự phát triển toàn diện năng lực của học sinh; phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phổ cập giáo dục các bậc học được duy trì với tỷ lệ đến trường cao; giáo dục đại học từng bước được nâng cao chất lượng theo xu thế hội nhập và phát triển… Học sinh Việt Nam đã giành được nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc tế, được báo chí nước ngoài đánh giá tích cực, là đất nước có mức thu nhập thấp nhưng học sinh lại có thành tích tốt tương đương với học sinh ở các nước giàu xét trên các bài kiểm tra quốc tế…

Ngoài những kết quả đạt được, môi trường giáo dục trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức. Điều đầu tiên có thể nói đến tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan, càng cấm càng biến thái khó lường. Chẳng hạn như cuối năm 2014, Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế đã thành lập đường dây nóng để người dân cùng vào cuộc phản ánh việc tổ chức dạy thêm, nhằm giúp ngành chức năng biết để xử lý. Tuy nhiên, sau đó các giáo viên dạy thêm đã thuê trung tâm đề dạy và buộc học sinh phải đóng thêm tiền thuê trung tâm. Trước khi chưa có đường dây nóng, học ở nhà giáo viên học phí chỉ 200 ngàn đồng/tháng nhưng khi ra học ở trung tâm, học sinh phải đóng 250 ngàn đồng/tháng và nay tiếp tục tăng lên nhiều hơn nữa; thậm chí có nhiều giáo viên tổ chức dạy lại ở nhà như trước. Bên cạnh đó, sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh vẫn còn nhức nhối; nạn bạo hành học đường giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận. Vấn đề đáng quan tâm nữa là nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm; nguyên nhân trong đó một phần do hướng nghiệp, đào tạo nghề còn bất cập. Mong rằng, những tồn tại trên sớm được khắc phục để góp phần thành công trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Return to top