Đầu cơ lương thực ảnh hưởng xấu đến nạn đói thế giới
TTH.VN - Lương thực ngày càng trở thành mục tiêu để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội tìm kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng. Tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng đói nghèo và bất ổn trên thế giới, một quan chức nông nghiệp cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết hôm qua (8/6).
Đầu cơ lương thực của các tổ chức tài chính làm biến động giá thực phẩm, gây ra tình trạng bong bóng giá cả và tăng thêm bất ổn chính trị trên thế giới. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới năm 2008 đã dẫn đến “cuộc bạo loạn bánh mì” khắp khu vực Trung Đông, châu Phi và vùng Caribe.
Giá lương thực tăng tác động xấu đến nạn đói trên thế giới - Ảnh: WFP
"Thị trường lương thực trở thành một đối tượng để đầu cơ. Hơn nữa, nguồn tín dụng giá rẻ này càng tăng tốc đầu cơ tài chính", ông Jomo Sundaram, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) phát biểu trong cuộc họp 2 năm/lần của LHQ.
Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới nhận định, hiện nay giá thực phẩm đang ổn định, chính là thời điểm cho các quy định toàn cầu về đầu cơ, tương tự như những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) về thương mại quốc tế.
Quy định mới không nên được xem là một cuộc đấu tranh chống lại lợi nhuận tư nhân, nhưng là một cách để kiềm chế sự thái quá của một số nhà đầu tư, Kirchner khẳng định thêm.
Theo báo cáo của FAO trong tháng 5 vừa qua, tổng số 795 triệu người đói trên toàn thế giới đã giảm hơn 200 triệu người kể từ năm 1990 mặc dù dân số tăng lên. Nhưng tăng trưởng kinh tế thấp hiện nay cho thấy tốc độ giảm nói trên sẽ bị trì trệ.
Đầu tư công tại những vùng nông thôn nghèo có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích nhu cầu tiêu dùng và chống lại nạn đói. Để tài trợ cho các chương trình này, chính phủ các nước đang phát triển cần giải quyết việc trốn thuế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp khai khoáng, quan chức FAO cho biết.
Thanh Ngân (lược dịch từ BBC & AP)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
-
Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững