Thể thao quốc tế

Đầu năm, nghĩ về cầu thủ Việt xuất ngoại

ClockThứ Bảy, 16/02/2019 13:15
TTH - Đầu năm 2019, bóng đá Việt liên tục đón nhận tin vui. Sau thủ thành Văn Lâm xuất ngoại, đầu quân cho Muangthong United (Thái Lan) với hợp đồng kỷ lục, đến lượt Xuân Trường cùng sang Thái (đá cho Buriram United) và Công Phượng qua Hàn Quốc, thi đấu cho đội bóng lừng danh xứ Kim Chi là Incheon United. Chưa hết, “quả bom tấn” Nguyễn Quang Hải đang được kích hoạt, đứng trước cơ hội sang châu Âu chơi bóng cho các đội bóng hàng đầu Tây Ban Nha.

Bơi ra sông lớnQuang Hải nhận giải Quả bóng vàng Việt Nam 2018Rộn ràng trước giờ chung kết lượt về AFF Cup 2018

Danh thủ Lê Huỳnh Đức là người mở đầu cho việc xuất ngoại thi đấu của cầu thủ Việt Nam. Năm 2001, anh sang Trung Quốc đá cho câu lạc bộ Chongquin Lifan trong vòng 4 tháng. Đây vừa là chuyến đi thi đấu chuyên nghiệp vừa là nhiệm vụ của Huỳnh Đức. Để có được sự phục vụ của tiền đạo này, câu lạc bộ Trung Quốc phải đổi 3 cầu thủ cho Ngân hàng Đông Á, đồng thời chi 60 xe đặc chủng cho Công an TP. Hồ Chí Minh.

Thủ thành Văn Lâm trong màu áo đội bóng Thái Lan. Ảnh: Internet

Lê Công Vinh là cầu thủ hiếm hoi 2 lần xuất ngoại thi đấu. Từ ngày 1/9/2009 đến 31/12/2009, Vinh khoác áo CLB Leixoes của Bồ Đào Nha thông qua sự giúp đỡ của HLV Calisto. Đến tháng 7/2013, Công Vinh sang Nhật Bản khoác áo Consodale Sapporo theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 5 tháng, nhận mức lương 7.000 USD/tháng. Ngày 22/9/2013, anh có trận đấu chính thức đầu tiên cho Sapporo V-Varen Nagasaki.

Chức vô địch AFF Cup 2018 cùng những thành công ở các giải đấu hàng đầu châu lục là bệ phóng cho Quang Hải cùng các tên tuổi hàng đầu của bóng đá Việt đương đại. Khác với các bậc đàn anh Huỳnh Đức hay Công Vinh trước đó, các cầu thủ hàng đầu của tuyển Quốc gia hiện nay đã và đang chuẩn bị xuất ngoại không chỉ chứng tỏ tài năng mà còn cả bản lĩnh thi đấu trước các đội bóng hàng đầu châu lục.

Ra nước ngoài thi đấu không chỉ giúp cho Văn Lâm, Quang Hải hay Công Phượng có được thu nhập xứng đáng và điều kiện để phát triển tài năng  mà còn là cách giúp bóng đá Việt hội nhập sâu sắc và qua đó, nâng tầm đẳng cấp đội tuyển Quốc gia. Đó là cách mà Nhật Bản hay Hàn Quốc đang làm khi vươn ra sân chơi quốc tế khi có rất nhiều cầu thủ 2 nước này đang thi đấu và làm nòng cốt cho các câu lạc bộ ở giải đấu hàng đầu châu Âu.

Mục tiêu mà Công Phượng hay Xuân Trường đảm nhận khi xuất ngoại đơn giản nhưng lại lớn lao hơn nhiều so với Huỳnh Đức 20 năm về trước khi mà mục tiêu chính đặt ra của họ chỉ là chơi bóng thật tốt. Trong quá khứ, Xuân Trường và Công Phượng từng không thành công khi xuất ngoại cách đây 3 năm trước. Ngoài việc không thể thích nghi với môi trường mới, bộ đôi này cũng thường xuyên phải ngồi trên ghế dự bị, không có nhiều cơ hội để thể hiện mình trong thời gian thi đấu tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Những tín hiệu phát đi trong thời gian qua cho thấy gam màu lạc quan hơn cho các cầu thủ Việt Nam khi ra nước ngoài thi đấu. Và, nếu như “vạn sự như ý” như lời chúc của ngày đầu năm mới thì đây sẽ là bước ngoặt của bóng đá Việt trong giấc mộng nâng tầm và đẳng cấp, đưa bóng đá Việt thực sự vượt qua cái ao làng khu vực để vươn cao và vươn xa. Còn một mong ước, giá như trong số những danh thủ hàng đầu kia, có một khuôn mặt đến từ Huế mình. 

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rộn ràng trước giờ chung kết lượt về AFF Cup 2018

Nhiều nơi trên địa bàn TP. Huế đã lên kế hoạch lắp màn hình, mang đồng phục... để cỗ vũ cho các cầu thủ Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 gặp Malaysia vào 19h 30 hôm nay (15/12).

Rộn ràng trước giờ chung kết lượt về AFF Cup 2018
Return to top