ClockThứ Bảy, 13/07/2019 07:00

Đầu tư vào nông nghiệp: Khó hạ tầng, thiếu quỹ đất

TTH - Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.

Gỡ nút thắt trong nông nghiệpThu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽnQuảng Điền thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp

Dưa lưới công nghệ cao được HueWACO triển khai

9/23 dự án hoạt động

Hiện nay, cả nước mới có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với số vốn chiếm gần 3% tổng số vốn đầu tư của các DN vào sản xuất, kinh doanh cả nước (năm 2018). Công tác xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp được triển khai, tuy nhiên số DN đầu tư vào lĩnh vực này vẫn ít.

Số liệu từ Sở kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), năm 2018, UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư cho ba dự án (DA) thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tập đoàn FLC cũng đề xuất thực hiện DA nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sáu tháng đầu năm 2019, UBND cấp quyết định đầu tư cho DA nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM-Thừa Thiên Huế của Công ty CP Sản xuất và nhập khẩu nông sản FAM với tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng.

Tổng DA ngoài ngân sách lĩnh vực nông, lâm, ngư trên địa bàn từ năm 2005 có hiệu lực đến thời điểm này là 23 DA, trong đó mới chỉ có 9 DA đã đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 291 tỷ đồng.

Ông Trương Văn Tân, Trưởng phòng Kinh tế ngành, Sở KH&ĐT chia sẻ: Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, những lợi thế đó chưa đủ mạnh để thúc đẩy nông nghiệp “cất cánh”, bởi song hành với đó là những khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều.

Hạ tầng giao thông là một ví dụ, mặc dù đã được đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Hạ tầng yếu kém vẫn là nguyên nhân chính đẩy chi phí kinh doanh lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh và không khuyến khích DN tìm đến đầu tư. Sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu theo hình thức tự phát, chưa hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản.

Khu nông nghiệp công nghệ cao của Đại học Huế

Thiếu quỹ đất

Đầu tư nông nghiệp, tỷ lệ sinh lời lại thấp, rủi ro cao trước biến động thị trường, thời tiết… Trường hợp anh Đặng Trần Quốc, Giám đốc Công ty TNHH Cây xanh Hương Lộc là ví dụ. Hơn 5 năm bắt tay khởi nghiệp trong lĩnh vực cây xanh thì 2 năm liên tục anh phải “trắng tay” vì lũ lụt, con số thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng.

Theo anh Quốc, đó chưa phải là khó khăn lớn nhất của DN trong đầu tư phát triển nông nghiệp. Khó nhất vẫn là quỹ đất để phát triển. Đầu tư phát triển nông nghiệp cần quỹ đất lớn, đảm bảo cao ráo, tránh được thiệt hại do lũ lụt… Tuy nhiên, để tìm được quỹ đất đáp ứng nhu cầu ấy thật sự khó.

Bản thân DN phải mất 2-3 năm mới tìm được vị trí phù hợp nhưng tính bền vững trong việc thuê đất cũng rất thấp. Rất ít tổ chức, HTX, chính quyền đứng ra làm cầu nối giúp DN thuê đất lâu dài để phát triển. Hiện DN đang có nhu cầu khoảng 1-2 ha đất để xây dựng hệ thống trang trại kết hợp phục vụ du lịch trải nghiệm nhưng rất khó tiếp cận quỹ đất phù hợp.

Một trong những yêu cầu bắt buộc trong đầu tư phát triển nông nghiệp chính là quỹ đất phải nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp. Trong khi, DN còn mù mờ về quy hoạch thì nhiều địa phương cũng đang lúng túng khi triển khai quy hoạch đất nông nghiệp tập trung, tích tụ ruộng đất. DN không có diện tích đất đủ lớn để đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh lâu dài, chủ yếu vẫn dừng lại ở các gia trại, trang trại, hợp tác xã, với năng lực sản xuất nhỏ.

Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền bộc bạch: Thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương những năm qua vẫn giẫm chân tại chỗ. Một số DN dù đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư, xác định vị trí trong quy hoạch để phát triển; song không nhận được sự đồng thuận của người dân. Số khác đang nghiên cứu đầu tư vì không có quỹ đất đủ lớn đảm bảo nhu cầu phát triển nên phải rút lui.

Cần chính sách đồng bộ

“Thực tế hiện nay có khá nhiều hộ không còn nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp sản xuất, tuy nhiên rất khó để tập hợp, tích tụ quỹ đất đủ lớn để kêu gọi đầu tư. Tỉnh cần sớm kiến nghị với Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Như việc xây dựng chính sách tài chính thúc đẩy việc mua, thuê đất nông nghiệp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… Thay vì DN thuê đất của người dân, họ sẽ cho người dân góp vốn thông qua việc “mượn” đất sản xuất, người dân sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và nhận về cổ tức tương đương với nguồn vốn đất và công sức bỏ ra, tránh tình trạng “nghèo hóa”, thất nghiệp sau khi cho thuê, bán đất” ông Đức chia sẻ.

Khuyến khích phát triển nông nghiệp là chủ trương lớn, tỉnh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: DA đầu tư cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 500m2 trở lên (đối với trồng trọt);­ 2.000m2 (đối với nuôi trồng thủy sản) được hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở để đầu tư xây dựng...

Theo ông Trương Văn Tân, thực tế triển khai hàng năm, số lượng DA công trình các địa phương đăng ký nhiều nhưng số DA công trình triển khai đầu tư rất ít, một số công trình không đủ điều kiện hỗ trợ. Các tổ chức, DN, người dân chưa mạnh dạn đầu tư (do chính sách hỗ trợ sau đầu tư nên người dân có tâm lý không mặn mà). Việc hướng dẫn hỗ trợ thực hiện chính sách ở các địa phương chưa được quan tâm đúng mức và các chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư trong sơ chế, chế biến tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
Return to top