ClockThứ Năm, 27/06/2019 06:15

Dạy học sinh khởi nghiệp trong trường học

TTH - Giáo dục khởi nghiệp trong nhà trường không phải là dạy học sinh cách làm ăn, buôn bán mà là giúp các em hình thành nên tư duy khởi nghiệp. Qua đó, học sinh hiểu được sở thích bản thân để đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Dự án Phát triển du lịch Sen Huế (Huế lotus) giành giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệpDự án về giải pháp giáo dục giới tính giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệpĐưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đại họcTrường đại học có vai trò quan trọng trong vấn đề khởi nghiệp

Nhóm tác giả Trường THPT Cao Thắng với sản phẩm gạch polymer từ nhựa thải

Từ những đề tài có tính thực tiễn

Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng  - ông Ngô Đắc Dũng báo tin vui, một đơn vị có nhã ý đặt hàng sản phẩm gạch - nhựa của nhóm học sinh trong trường, vừa đoạt giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm 2019. Nhóm học sinh này vừa chế tạo thành công sản phẩm gạch polymer từ nhựa thải, có chất lượng tương đương với gạch block thông thường. Em Nguyễn Trần Tiến, trưởng nhóm, cho biết: Gạch polymer (của nhóm) là loại gạch không nung, được làm ra bởi 4 nguyên liệu, gồm xi măng, cát sạn lộn (hỗn hợp giữa cát và sạn), nhựa xay và nước. Chúng em đã thu gom rác thải nhựa, rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, trộn với xi măng, cát sạn và nước, rồi đổ vào khuôn, dùng đầm để tạo ra gạch.

Sau thời gian bảo dưỡng 28 ngày, nhóm đã đưa mẫu thực nghiệm đi kiểm tra thông số kỹ thuật ở xưởng gạch ngói màu terrazzo thuộc Công ty CP Xi măng Long Thọ. Qua kiểm tra, có hai mẫu phù hợp với tất cả mọi công trình. Thầy Dũng cho hay: Với tính ứng dụng cao trong thực tiễn, nhà trường mong muốn sản phẩm này sẽ được nghiên cứu, hoàn thiện ở cấp cao hơn và tạo điều kiện cho các em tham gia khởi nghiệp để có thể ứng dụng rộng rãi trên thị trường.

Hơn 10 năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học và đã có hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học của các em, trong đó, nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao. Đáng nói là, sản phẩm của các bạn được “cộng điểm”  khi có thể ứng dụng với giá thành thấp, phù hợp với túi tiền của khách hàng.

Đến tập làm khởi nghiệp

Từ các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường, nhiều nhóm học sinh ở Thừa Thiên Huế đã tập làm dự án khởi nghiệp; tuy nhiên, hầu hết đều chưa thành công. Đa phần, học sinh thường hiểu khởi nghiệp là một điều gì đó rất to tát, phải nghỉ học để theo đuổi ước mơ làm giàu và phải sau nhiều năm vất vả nhưng rất nỗ lực, cố gắng đến cùng mới thành công. Hơn nữa, các em  đưa ra những ý tưởng mà thị trường không cần; cách xây dựng, tìm kiếm cộng sự thường không có sự cam kết lâu bền.

Nguyễn Thị Thúy, học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ cho hay, có một thời gian chúng em tạo ra sản phẩm son môi được làm từ thiên nhiên, không có chất bảo quản, được đánh giá cao tại cuộc thi. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở mức độ bán cho những người thân, bạn bè còn ước mơ trở thành “cô chủ nhỏ” khi còn trên ghế nhà trường gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng lâu dài.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo đó đến năm 2020, có ít nhất 90% học sinh, sinh viên trước khi ra trường thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp.

Trước khi chương trình khởi nghiệp được đưa vào chương trình giảng dạy, hiệu trưởng nhiều trường học cho rằng, cần phải có một quy chế có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và nhà trường. Đặc biệt, khởi nghiệp nên lồng ghép với hướng nghiệp, thành một bộ môn trong chương trình giáo dục. Cần dạy cho học sinh hình thành tư duy khởi nghiệp, sau đó trang bị cho các em những công cụ và kỹ năng khởi nghiệp để lên bậc học cao hơn, có thể hình thành doanh nhân tiềm năng.

Sẵn sàng đón nhận cái mới

Tôi thích ý kiến của các chuyên gia cho rằng, dạy khởi nghiệp trong trường phổ thông không phải là dạy học sinh bỏ học ra làm kinh doanh, buôn bán mà chính là dạy các em hình thành nên tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và đúng đắn sau này.

Theo chị Nguyễn Thị Tú, phụ huynh có con học lớp 11 Trường THPT Nguyễn Huệ cho rằng, việc dạy khởi nghiệp trong nhà trường, có thể chỉ là các bài học về kiếm tiền, tự kinh doanh, như bán trà sữa, bán sách hay kinh doanh nhỏ nhưng tạo cho trẻ bước đầu nhận diện được sức lao động và biết quý trọng đồng tiền.

Sắp đến, chương trình dạy khởi nghiệp sẽ được đưa vào trường học. Không "đao to, búa lớn", tinh thần khởi nghiệp là sẵn sàng đón nhận, chấp nhận cái mới và thay đổi, hiểu và nắm bắt các xu hướng của công nghệ để lựa chọn nghề nghiệp và phát huy thế mạnh của bản thân. Đơn giản chỉ là những bài toán để hình thành tư duy kinh doanh, tính toán, hiện thực hóa những khái niệm về kinh doanh khô khan, khó hiểu”. Ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top