ClockThứ Năm, 29/12/2016 16:24

Đẩy mạnh phát triển CNTT một cách toàn diện

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam xếp thứ 89/193 nước trên thế giới (tăng 10 bậc so với năm 2014), xếp thứ 6 trong khối các nước Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei. Việt Nam vẫn nằm trong số các nước trung bình về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế, như: tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử của các bộ, ngành chưa cao; một số cơ chế mới về quản lý đầu tư CNTT chậm được ban hành; cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, cơ quan nhà nước cấp độ 3,4 mới đạt 64% kế hoạch năm 2016; đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập, chưa được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm đúng mực, để xảy ra một số vụ việc khá nghiêm trọng.

Trong thời gian tới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (liên quan trực tiếp đến CNTT) đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển CNTT một cách toàn diện, bao gồm ứng dụng CNTT, hạ tầng CNTT và công nghiệp CNTT, bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết 36a và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kêu gọi cộng đồng CNTT hưởng ứng tinh thần quốc gia khởi nghiệp, phấn đấu đồng hành cùng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó có 10% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup – phát triển trên nền tảng sáng tạo khoa học công nghệ và CNTT).

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các năm sau.

Kiên quyết đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước, thực hiện việc thuê ngoài đối với các dịch vụ công liên quan thanh toán, chi trả, bảo đảm hiệu quả, thuận tiện, tiết kiệm và công khai, minh bạch.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin, chú trọng việc thu hút, ưu đãi trong sử dụng và phát triển nhân lực an toàn thông tin; ưu tiên nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong thời đại bùng nổ ứng dụng Internet và thiết bị thông minh.

Đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017, sử dụng nguồn lực đầu tư từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Danh mục dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 của năm 2017. Yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung vào tính khả thi của việc thực hiện khi đăng ký dịch vụ. 

Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) xây dựng chỉ số đánh giá dịch vụ công trực tuyến, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với từng bộ, ngành và địa phương, tổ chức đánh giá, công bố kết quả hằng năm.

Đẩy mạnh tuyên truyền các lợi thế khi sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các tổ chức, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường và cơ sở giáo dục; theo thẩm quyền, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các đối tượng có nhu cầu đăng ký nhằm phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia “.vn”, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên không gian mạng quốc tế.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top