ClockThứ Năm, 22/08/2019 06:30

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường Cam Lộ - La Sơn

TTH - UBND tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Cơ quan chức năng kiểm kê tài sản đối với các hộ bị ảnh hưởng đường Cam Lộ - La Sơn ở Phong Điền

23 tỷ đồng cho khu tái định cư đầu tiên

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư công trình khu tái định cư (TĐC) xã Phong Sơn (Phong Điền). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 23 tỷ đồng, do Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền làm chủ đầu tư, nhằm phục vụ TĐC cho các hộ dân ảnh hưởng (gồm 16 hộ chính và 11 hộ phụ) do GPMB DA đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn xã Phong Sơn.

Khu TĐC có diện tích 1,669 ha (gồm đất ở, đất giao thông, đất công viên cây xanh) với các hạng mục như  san nền, cắm mốc phân lô (hộ chính 500m2/hộ; hộ phụ 200m2/hộ); hệ thống giao thông, vỉa hè, thoát nước; hệ thống cấp điện, nước và điện chiếu sáng.

Riêng hệ thống giao thông có tuyến đường trục chính nối Tỉnh lộ 11B vào khu TĐC dài 728m. Tuyến đường trục chính trong khu TĐC có tổng chiều dài các tuyến 727m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa và tuyến đường bê tông nối từ khu TĐC ra đường liên thôn có tổng chiều dài 415m.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn huyện dài 23,8 km, với 760 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 82 hộ TĐC (gồm 57 hộ chính và 25 hộ phụ). Trong đó, xã Phong Mỹ có 5 hộ chính; xã Phong Xuân có 51 hộ (37 hộ chính và 14 hộ phụ); xã Phong Sơn có 26 hộ (gồm 15 hộ chính và 11 hộ phụ), đến nay công tác kiểm đếm cơ bản đã hoàn thành.

Trước đó, UBND huyện Phong Điền cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với UBND các xã bị ảnh hưởng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn tổ chức họp dân và lắng nghe ý kiến, đề xuất của người dân để thống nhất vị trí cụ thể và triển khai các thủ tục về đầu tư xây dựng các khu TĐC.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa phận tỉnh dài hơn 61 km, đi qua địa bàn 4 huyện, thị xã bao gồm Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và Phú Lộc với 204 hộ TĐC và hơn 1.050 ngôi mộ phải di dời.

Tháo gỡ vướng mắc

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có buổi kiểm tra, làm việc với các ngành và địa phương liên quan về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án. 

Ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu Sở Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án đền bù, GPMB, TĐC, kinh phí đối với từng hạng mục công việc, phân đoạn tuyến và tổng thể dự án, tham mưu UBND tỉnh trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt.

Đề nghị BQL dự án đường Hồ Chí Minh chủ động làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT đẩy nhanh các thủ tục, sớm có ý kiến thống nhất để các địa phương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhằm tổ chức thực hiện GPMB, bàn giao đất theo kế hoạch đã cam kết, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Khởi công vào tháng 12/2019

BQL Dự án đường Hồ Chí Minh thông tin, đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn sẽ được khởi công tháng 12/2019, được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Trong đó, dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn đi qua địa phận hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài hơn 103km, điểm đầu dự án tại Km0-Km11+922 Quốc lộ 9, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối tại La Sơn, nối vào Km4+500 Tỉnh lộ 14B, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

BQL dự án đường Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện dự án rà soát kỹ; hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án thiết kế, phạm vi đền bù, GPMB; có văn bản khẳng định lộ giới, hành lang an toàn đối với từng phân đoạn tuyến cao tốc; gửi Sở GTVT, Sở Xây dựng và các địa phương biết để phối hợp quản lý, đảm bảo việc triển khai quy hoạch, phát triển các dự án đúng quy định; đảm bảo cơ sở pháp lý để quyết định di dời, TĐC các hộ không thể xây mới lại nhà nằm trong hành lang an toàn tuyến đường bộ cao tốc.

Liên quan kiến nghị của Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) hướng tuyến đi qua cơ sở Viện Nghiên cứu phát triển, tại thông báo số 274/TB-UBND tháng 8/2019, UBND tỉnh yêu cầu đây là dự án trọng điểm quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng tuyến phải được ưu tiên, đảm bảo hiệu quả đầu tư và khai thác an toàn; cần cân nhắc, xem xét kỹ để quyết định hướng tuyến phù hợp.

UBND tỉnh giao Sở GTVT phối hợp với BQL Dự án đường Hồ Chí Minh nghiên cứu, rà soát; UBND TX. Hương Trà chỉ đạo thực hiện việc đền bù, GPMB theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động cũng như định hướng đầu tư phát triển của Viện Nghiên cứu phát triển, Trường đại học Nông Lâm.

Về vấn đề nộp tiền trồng rừng thay thế, thanh lý rừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục để Sở GTVT và các cơ quan triển khai theo hướng thuận lợi nhất, thực hiện song song đồng thời các thủ tục nhằm rút ngắn tối đa thời gian, ưu tiên bàn giao sớm đất để thực hiện  dự án.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

TIN MỚI

Return to top