Thể thao

Đề án phát triển thể thao thành tích cao

ClockThứ Sáu, 22/11/2013 21:18
TTH.VN - Là một hướng đi đúng để nâng cao thành tích thể thao Thừa Thiên Huế trên bản đồ Quốc gia, tuy nhiên, do triển khai chưa lâu nên Đề án phát triển Thể thao thành tích cao vẫn còn những cái khó cần tháo gỡ.

Kỳ I: Quyết sách đúng

Có thể nói, việc triển khai Đề án phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 đã nhận được nhiều hưởng ứng, tán thành từ phía VĐV, HLV và những người làm thể thao đất Cố Đô.

Trước đây, những cái tên như Thuận Hóa, Thanh Khiết, Bảo Trâm, Kim Phụng, Như Ý (cờ vua) Đỗ Thị Bông (điền kinh), Hà Kiều Trang (karatedo)… không chỉ tỏa sáng ở phạm vi trong tỉnh mà trên cả nước, thậm chí là đấu trường khu vực, châu Á và thế giới. Tuy nhiên, sau từng “thế hệ vàng” đó, thể thao Thừa Thiên Huế vẫn chưa thoát nổi cái bóng của chính mình.

Hiện trên các đấu trường, Thừa Thiên Huế vẫn đạt được một số kết quả khích lệ. Những môn như cờ vua, vật, điền kinh… hàng năm vẫn đem về cho tỉnh nhà không ít huy chương các loại. Số VĐV được gọi vào tuyển quốc gia, đạt đẳng cấp cũng theo hướng tăng dần. Nhưng rõ ràng, những thành tích này chưa thể giúp Thừa Thiên Huế trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đứng trong nhóm 25, 20 tỉnh thành dẫn đầu cả nước bởi “Nước lên bèo cũng lên”...
 
Điểm qua để thấy, việc triển khai Đề án phát triển Thể thao thành tích cao giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 cũng như nâng chế độ dinh dưỡng cho VĐV theo lộ trình là một quyết sách đúng của tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách với các trung tâm thể thao mạnh trên cả nước, đồng thời, đây còn là cơ sở để đào tạo, huấn luyện lứa VĐV kế cận phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.
 
Trưởng bộ môn Karatedo Lê Văn Lộc cho biết: Sau thời gian im hơi lặng tiếng trên các đấu trường lớn, môn thể thao từng vang bóng một thời trên bình diện quốc gia, quốc tế của Thừa Thiên Huế bắt đầu hồi sinh. Với việc chế độ dinh dưỡng từng bước được cải thiện đã tạo nên sự động viên rất lớn cho các VĐV trong quá trình tập luyện, thi đấu. Có thể thành tích hiện tại của bộ môn karatedo chưa thật sự như mong đợi nhưng tôi tin trong tương lai gần, karatedo sẽ không phụ kỳ vọng của lãnh đạo các cấp và người hâm mộ.
 
Trong 5 môn trọng điểm, vật là môn có tuổi đời trẻ nhất nhưng lại đóng góp cho tỉnh khá nhiều huy chương tại các giải quốc gia, khu vực. Chỉ tính riêng trong năm 2013, bên cạnh có trên dưới 10 VĐV được gọi vào tuyển quốc gia, các học trò của HLV Đinh Văn Kiên đã đem về 57 huy chương, trong đó có 12 huy chương quốc tế.
 

Một buổi tập của tuyển vật Thừa Thiên Huế
 
Khi nói về những mục tiêu phấn đấu trong 2 giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020, HLV Đinh Văn Kiên tự tin: “Về lực lượng, dù chưa phải quá nổi bật so với Hà Nội, Quân Đội… nhưng vật Thừa Thiên Huế đủ sức chinh chiến ở mọi đấu trường quốc gia, khu vực. Từ tiềm năng, tố chất và thành tích đã và đang đạt được, tôi tin các VĐV có thể đáp ứng đầy đủ những mục tiêu mà đề án phát triển thể thao thành tích cao đã đề ra”.
 
Năm nay, cờ vua đem đến nhiều bất ngờ cho người hâm mộ khi 2 nữ kỳ thủ đầu tàu là Như Ý, Kim Phụng nói lời từ biệt đất Cố đô. Vì lẽ đó, HLV Bảo Tài khá thận trọng khi nói về khả năng của các học trò mình.
 
“Trong cả 2 giai đoạn nêu trên, cờ vua Thừa Thiên Huế chỉ có thể thực hiện được mục tiêu là có mặt tại Đại hội TDTT toàn quốc và có VĐV đạt đẳng cấp. Những mục tiêu còn lại tôi e rất khó thực hiện bởi các VĐV hiện còn quá trẻ, ít được cọ xát, kinh nghiệm, tâm lý thi đấu chưa ổn định… Tuy nhiên, nếu cho các em thêm thời gian thì khoảng cách hoàn toàn có thể rút ngắn, thậm chí ngang bằng”, HLV Bào Tài cho hay.
 
Cũng như cờ vua, điền kinh chưa tự tin khi được xếp vào 1 trong 5 môn thể thao trọng điểm. Sau thời Đỗ Thị Bông, điền kinh Thừa Thiên Huế xuất hiện cái tên Trần Công Phước. Có thể chưa bì kịp với đàn chị nhưng Phước ít nhiều cũng gây được tiếng vang trên đấu trường quốc gia. Tuy nhiên, Phước đã xin nghỉ thi đấu cho tuyển quốc gia để hoàn thành chương trình đại học.
 
Theo bà Lương Thị Bạch Yến – Trưởng bộ môn điền kinh, không có Phước, điền kinh Thừa Thiên Huế chỉ biết trông chờ vào VĐV Hồ Văn Thanh. Vậy nên, để đóng góp vào thành tích chung của thể thao tỉnh nhà như mục tiêu Đề án đưa ra, có lẽ điền kinh cần thêm một khoảng thời gian nữa.
 
Ở bộ môn bơi - lặn, PGĐ Trung tâm Thể thao dưới nước - Trưởng bộ môn bơi Trần Thanh Tuấn chia sẻ: “Dù hàng năm, bơi - lặn đóng góp 1/3 tổng số huy chương của 15 môn thể thao của tỉnh nhưng về đẳng cấp, do chỉ tiêu ít khiến lực lượng đào tạo mỏng nên hiện chỉ có VĐV Trần Văn Mân đạt dự bị kiện tướng và Trần Thị Tuyết Nhi nằm trong đội tuyển trẻ quốc gia”.
 
“Tuy nhiên, trong thời điểm từ 2014-2020, việc góp mặt tại các giải quốc gia cũng như đạt huy chương các loại của bộ môn bơi - lặn cũng rất khả thi bởi hiện tại, chúng tôi vừa được nâng chỉ tiêu đào tạo từ 30 lên 35 VĐV, thêm vào đó, sau quá trình đào tạo, cọ xát, các VĐV đã cho thấy khả năng có thể giành huy chương ở một số cự ly của môn thể thao này”, anh Tuấn nhận định.
 
Theo đề án, giai đoạn 2013-2015 có 5 môn được chọn làm trọng điểm là: cờ vua, vật, bơi – lặn, điền kinh và karatedo; giai đoạn 2016-2020, thêm 2 môn là võ cổ truyền và taekwondo cũng được “góp mặt”.
 
Ngoài việc được tập trung đầu tư, các VĐV đạt huy chương quốc tế, huy chương Đại hội TDTT toàn quốc, huy chương giải vô địch quốc gia còn được hưởng chế độ ưu đãi, cụ thể: HCV: 4 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; HCB: 3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; HCĐ: 2 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; VĐV kiện tướng: 3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; VĐV cấp I: 1 lần mức lương tối thiểu/người/tháng.
 
Đa phần, những môn thể thao nói trên đã và sẽ đáp ứng được mục tiêu mà Đề án đưa ra. Nhưng ở một khía cạnh khác, các môn này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải được giải quyết ngay.

Kỳ II: Những vướng mắc và cách gỡ khó

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn chuyên môn cho hướng dẫn viên bơi lặn

Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn, ngày 22/4, Sở Văn hóa & Thể thao phối hợp với Tổ chức Hue Help tổ chức lớp tập huấn chuyên môn người hướng dẫn tập luyện môn bơi, lặn cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh.

Tập huấn chuyên môn cho hướng dẫn viên bơi lặn
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Tranh tấm vé Olympic Paris 2024:
Cơ hội vẫn còn cho đô vật Nguyễn Thị Mỹ Trang

Cùng với Nguyễn Thị Xuân, tuyển thủ Nguyễn Thị Mỹ Trang của Thừa Thiên Huế đã có cơ hội để tranh tấm vé Olympic Paris (Pháp) 2024 nhưng tiếc là chúng ta chưa thành công.

Cơ hội vẫn còn cho đô vật Nguyễn Thị Mỹ Trang
Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Ra “sông lớn” với thầy nội

Không phải ngẫu nhiên mà ông Hoàng Anh Tuấn được chọn mặt để “gửi khó”, dẫn dắt tuyển U23 Việt Nam dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau khi HLV Troussier bị cắt hợp đồng. Ông thầy người Khánh Hòa từng đưa đội U20 Việt Nam lần đầu tiên vào đến Vòng chung kết World Cup U20 năm 2017. Năm 2023, ông Tuấn cũng giúp đội U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á.

Ra “sông lớn” với thầy nội
Return to top